1. Bệnh mụn rộp sinh dục
Theo Viện quốc gia Mỹ về bệnh nhiễm trùng và Dị ứng (NIAID), Herpes sinh dục hay còn gọi là mụn rộp sinh dục (HSV 1 và 2) là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay.
Điều đáng lo ngại là một khi đã mắc bệnh, bạn sẽ phải "sống chung" với nó suốt cả cuộc đời.
"Khi một người mắc bệnh, virus Herpes simplex có thể đã nằm im lìm trong cơ thể bạn nhiều năm trước khi bùng phát. Đó là lí do tại sao nhiều người không biết mình mang bệnh và đã truyền bệnh này sang cho người khác", báo cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết.
Herpes Simplex Virut gây bệnh mụn rộp sinh dục.
Bệnh mụn rộp sinh dục được phân chia ra làm 2 loại: loại 1 và loại 2. Bệnh mụn rộp sinh dục loại 1 (HSV1) thường gây bệnh từ vùng eo trở lên như mụn rộp sinh dục ở môi, má, ngực, cánh tay...
Bệnh mụn rộp sinh dục loại 1(HSV 2) thường gây ở các bộ phận từ thắt lưng trở xuống như mụn rộp sinh dục ở cơ quan sinh dục, chân...
Theo CDC, bệnh mụn rộp sinh dục có thể lây lan từ miệng người này đến miệng người khác khi hôn, từ miệng người này đến bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục bằng miệng. Và ngược lại, bệnh này có thể lây truyền từ bộ phận sinh dục người này sang miệng người khác.
Dấu hiệu điển hình của bệnh mụn rộp sinh dục là vết loét, cảm giác ngứa và nóng ran. Nếu phát hiện bạn tình hoặc bản thân mình mắc bệnh, hãy đi khám bác sỹ để được điều trị kịp thời.
Theo CDC, bệnh giang mai thường phát triển qua 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau.
- Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện ở những vết loét xung quanh bộ phận sinh dục hoặc miệng.
- Ở giai đoạn 2, bệnh phát ban da, hạch bạch huyết sưng và sốt.
- Ở giai đoạn 3, bệnh lại không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, vì vậy thường được gọi là giai đoạn tiềm ẩn.
- Ở giai đoạn 4, bệnh thường liên quan đến những vấn đề y tế nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể ảnh hưởng tới tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp vết loét trong 3 giai đoạn đầu, qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng và thậm chí là cả khi hôn.
Cách duy nhất để không bị mắc bệnh giang mai là tránh hôn và quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Nhưng đó không phải là cách thực tế nhất, vẫn có nhiều cách để giảm nguy cơ lây bệnh.
Một trong số đó là hỏi thẳng bạn tình có bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không (yêu cầu bạn tình kiểm tra sức khỏe nếu không chắc chắn).
* Theo Womenshealthmag