Bạn đã bao giờ nhìn vào mặt sau của hộp kem vani và đọc được nội dung "vani tự nhiên" hay "vani nhân tạo". Sau đó, bạn lại tự hỏi thế chính xác cái mà tôi đang ăn là gì đây?
Rất có thể đó là vani tổng hợp với hương vị giống như vani tự nhiên. Ngày nay, hơn 95% hương liệu vani được sử dụng trong thực phẩm, từ ngũ cốc đến kem.
Bảo tàng Thực phẩm được khánh thành gần đây tại Brooklyn và cuộc triển lãm đầu tiên của nó là về lịch sử của vani tổng hợp. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1858 khi một nhà hóa học người Pháp tìm ra cách để chiết suất vanillin, thành phần chính của đậu vani.
Vanilin có thể được chiết suất từ đậu vani nhưng quá trình này lại yêu cầu quá nhiều lao động và đất để sản xuất. Vì thế, các nhà hóa học đã chuyển hướng sang nghiên cứu cách tổng hợp vanilin từ các vật liệu khác trong phòng thí nghiệm.
Và một trong những nguyên liệu đó là… nhựa than đá.
Ferdinand Tiemann và Wilhelm Haarmann, hai nhà hóa học người Đức đã tái tạo vanilin bằng cách sử dụng các hợp chất hóa học từ than vào năm 1874.
Đây là một sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp hương liệu (mà đã phát triển đến giá trị 25 tỷ USD ngày nay) bởi vì nó giúp cho các nhà hóa học có thể tạo ra vani bằng cách sử dụng một cái gì đó khác hơn so với đậu vani.
Vào năm 1930, vani nhân tạo (một số có nguồn gốc từ than đá) đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình ở Mỹ.
Hiện tại ở Mỹ người ta ít dùng nhựa than đá để tổng hợp vani nhân tạo do lo ngại các vấn đề về sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng lượng lớn hương liệu có nguồn gốc từ than có thể gây ung thư.
Tuy nhiên, nhựa than đá vẫn được sử dụng phổ biến ở Mexico để sản xuất vani (đây là quốc gia mà các thực phẩm ghi nhãn không chi tiết như ở Mỹ).
Pháp luật của Mỹ cũng quy định cụ thể về vani: 1 gallon vani phải được sản xuất từ 378,4 gram đậu vani kết hợp với 35% dung dịch cồn. Các sản phẩm có sử dụng vani tổng hợp phải ghi rõ là "vani nhân tạo" hay "giả vani".
Nhựa than không phải là nguyên liệu duy nhất có thể dùng để sản xuất vani nhân tạo. Trong thời gian qua, người ta còn dùng chất thải từ sản xuất giấy, vỏ cây thông và thậm chí là cả phân bò để sản xuất vani nhân tạo với mùi tương tự vani tự nhiên.
Vani nhân tạo được các nhà sản xuất thực phẩm ưa chuộng do nó có giá thành rẻ hơn. Nhu cầu vani nhân tạo của thế giới đã tăng 37 lần so với vani tự nhiên.
Tham khảo: Techinsider