Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol ‘xấu’ (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Mỡ máu tăng cao cao nếu không được điều trị kịp thời có thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí có thể tăng nguy cơ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim...
Để nhận biết tình trạng mỡ máu cao, bạn có thể xem xét 4 dấu hiệu sau ở trên bàn chân.
Dấu hiệu ở chân cảnh báo mỡ máu tăng cao
Móng chân tím
Thông thường, móng chân của chúng ta thường có màu hồng nhạt, đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của chúng ta bình thường. Nhưng sau khi mỡ máu tăng lên, móng chân có xu hướng chuyển sang màu tím.
Điều này là do bàn chân nằm cách xa tim nhất , do đó nếu lượng mỡ trong máu tăng cao, tốc độ lưu thông máu sẽ chậm lại, lượng máu cung cấp cho bàn chân sẽ giảm xuống. Lúc này, chân sẽ thiếu máu nuôi dưỡng, khiến móng chân trở nên tím tái.
Ảnh minh họa.
Vết thương ở bàn chân lâu lành
Lipid (mỡ) máu tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu của bàn chân, có thể gây giảm lượng máu cung cấp để nuôi dưỡng bàn chân. Nếu có vết thương ở chân, các yếu tố đông máu để cầm máu vết thương, giúp vết thương đóng vảy nhanh lành cũng sẽ bị thiếu hụt, từ đó vết thương sẽ lâu lành hơn.
Màu da ở chân thay đổi bất thường
Khi lượng mỡ trong máu tăng cao, lipid sẽ lắng đọng trên lớp nội mạc của động mạch, dẫn đến tăng sản mô liên kết. Trong quá trình này, lượng mỡ không chỉ gây tổn thương tế bào nội mô mà còn cản trở quá trình đào thải mỡ.
Lượng mỡ máu trong cơ thể tăng cao làm tăng nguy cơ gây tổn thương mạch máu, khiến máu lưu thông kém. Màu da chân thay đổi rõ nhất khi người bệnh mỡ máu cao nhấc chân lên phần da chân sẽ trắng bệch, còn khi hạ chân xuống, phần da chân có thể chuyển sang màu ửng đỏ.
Chân lạnh
Nếu quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường, bàn chân sẽ luôn ấm áp. Tuy nhiên, khi lượng mỡ trong máu tăng cao sẽ làm cho máu đặc và chảy chậm lại, từ đó dẫn tới lượng máu lưu thông đến bàn chân - khu vực xa tim nhất - cũng chậm lại. Điều này khiến bàn chân luôn trong trạng thái lạnh.
Ảnh minh họa.
Giảm mỡ máu thế nào?
Tăng cường bổ sung chất xơ
Các loại thực phẩm như bột yến mạch, táo, mận khô và các loại đậu có nhiều chất xơ hòa tan, giúp cơ thể bạn hạn chế hấp thụ cholesterol. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn thêm 5 - 10 gam chất xơ mỗi ngày có thể giảm mức cholesterol ‘xấu’ LDL trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng mỡ máu.
Thay thế thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Để giảm lượng cholesterol, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) khuyến cáo mọi người cần cố gắng cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như các loại thịt chế biến sẵn, thịt mỡ, bánh ngọt, bơ thực vật,... Thay vào đó, mọi người có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3, tăng cường bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ và các loại hạt.
Ảnh minh họa.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng trong thời gian dài có thể kích thích cơ thể tăng tiết adrenalin và làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, khiến mỡ máu tăng vọt, vì vậy bạn nên học cách tự giải tỏa căng thẳng.
Trong một ngày bận rộn, bạn có thể dành một chút thời gian để ngồi thiền hoặc tập yoga. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc thư giãn hoặc nói chuyện với bạn bè để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Tập thể dục
Đối với người bị mỡ máu cao, tập thể dục cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng mỡ trong máu. Mỗi tuần mọi người nên duy trì tập ít nhất 4 - 5 lần, thời gian mỗi lần tập nên duy trì trên 40 phút.
Tập thể dục không chỉ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà nó còn giúp tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch do tăng mỡ máu, bệnh tim mạch, mạch máu não.
Nguồn: Aboluowang, WebMD