Bài toán tính 20 : 4 = 5 bị giáo viên gạch sai, mẹ tưởng cô trù dập con nên gọi chất vấn, nghe giải thích xong lại không dám nói gì thêm

BOB V |

Bài toán lớp 2 này đã khiến phụ huynh phải đau đầu, đi hỏi ngay cô giáo lý do.

Ngày nay, các phụ huynh thường than thở vì đôi khi con của mình dù chỉ mới học tiểu học đã phải đối mặt với những bài toán rất khoai. Tuy nhiên, với các dạng toán tiểu học, nhất là các bài toán lớp 2 hay lớp 1 thường không quá phức tạp nhưng các giáo viên sẽ cài cắm một vài chi tiết nhằm thử thách tính tư duy và óc quan sát của trẻ.

Một học sinh lớp 2 ở Trung Quốc làm phép tính 20 chia 4 bằng 5, hẳn nhiên đây là một phép chia đúng nhưng cô giáo đã gạch một dấu chéo bằng mực đỏ ngay ở sau câu trả lời. Điều này khiến cậu bé thắc mắc bèn về nhà hỏi lại mẹ.

Bài toán tính 20 : 4 = 5 bị giáo viên gạch sai, mẹ tưởng cô trù dập con nên gọi chất vấn, nghe giải thích xong lại không dám nói gì thêm - Ảnh 1.

Bài toán 20:4=5 gây tranh cãi

Người mẹ sau khi nhìn thấy bài tập của con cũng tỏ ra chưng hửng vì không hiểu lý do tại sao cô giáo lại chấm cho bài làm này sai. Thậm chí, chị còn có phần tức giận vì nghĩ rằng cô giáo trù dập con mình. Do đó chị đã nhanh gọi điện để chất vấn giáo viên. Song khi nghe cô giải thích, cả hai mẹ con mới hiểu ra vấn đề.

Theo đó, lý do khiến bài làm này không được tính điểm vì cậu bé trong quá trình làm bài đã không đọc kỹ đề. Đề bài cụ thể như sau: Hiểu Minh và 4 bạn cùng lớp cùng đi xem phim, tổng giá xem phim là 20 tệ, vậy mỗi người phải mất bao nhiêu tiền?

Vì chỉ để ý vế 4 bạn cùng lớp mà quên cộng thêm Hiểu Minh vào nên kết quả không còn chính xác nữa. Phép tính đúng cho bài toán phải là 20:5=4.

Bài toán tính 20 : 4 = 5 bị giáo viên gạch sai, mẹ tưởng cô trù dập con nên gọi chất vấn, nghe giải thích xong lại không dám nói gì thêm - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Thực chất những tình huống này xảy ra là do trẻ chưa hình thành thói quen xem xét kỹ câu hỏi khi làm bài. Toán học không chỉ cần khả năng tính toán mà còn phải có khả năng đọc - hiểu tốt để nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, tránh đưa bài toán đi chệch hướng với yêu cầu.

Với học sinh, nếu vội vàng làm bài và không xem kỹ đề bài thì tỷ lệ sai sót thường xảy ra rất cao. Những bài toán như trên thường chứa đựng nhiều thông tin, dữ kiện gợi ý để giúp học trò giải quyết vấn đề. Nên sẽ chẳng phức tạp gì cả nếu các thông tin ấy được học trò xem xét kỹ càng và đưa vào phần bài giải một cách khoa học.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại