Khi tôi còn nhỏ, không có niềm vui nào lớn hơn bằng việc mở thiệp sinh nhật và nhìn thấy những đồng tiền rơi ra từ hộp quà.
Khi tôi dần lớn lên, bố đã cố gắng thuyết phục tôi rằng nếu số tiền này được tiết kiệm, thì về lâu dài chúng sẽ tượng trưng cho cơ hội tương lai của tôi. Tôi còn nhớ, mình giơ những đồng tiền được tặng trong ngày sinh nhật ra ánh sáng mặt trời, để nhìn thấy hình ảnh in chìm và cố gắng tưởng tượng, tương lai của tôi sẽ thế nào với chúng.
Khi tôi nhận được công việc đầu tiên ở trường trung học, bố đã in một bài báo về sức mạnh của lãi suất kép, bỏ nó vào ví của tôi với lời nhắn: "Hãy bắt đầu đầu tư từ sớm đi, con gái yêu". Tuy nhiên, tôi đã làm bố thất vọng. Bởi tiền của tôi thường xuyên rời khỏi ví để tiêu xài cho những chuyến đi, món đồ yêu thích thay vì được chuyển vào quỹ tiết kiệm hay quỹ nghỉ hưu.
Ngay sau khi tôi tốt nghiệp Đại học, tôi đã có "công việc của người lớn" cho riêng mình. Ấy thế mà, tôi vẫn không bắt đầu tiết kiệm. À thật ra tôi cũng đóng một ít tiền vào quỹ tiết kiệm được một thời gian. Nhưng tôi chỉ tính dùng chúng để làm dự phòng khi nghỉ việc, sau đó đi du lịch vòng quanh đất nước.
Tôi đã từng chưa bao giờ hiểu rõ việc "cứ để tiền của mình nằm trong túi người khác" suốt hàng năm trời nguy hiểm như thế nào. Cho đến khi, tôi chứng kiến cảnh bố có thể nghỉ hưu sớm hơn những người cùng lứa với ông ít nhất 1 thập kỷ, toàn bộ quan điểm sống của tôi đã thay đổi. Mẹ kế của tôi thậm chí còn rút ngắn được thời gian nghỉ hưu sớm hơn, sau khi bố thuyết phục bà tham gia cùng ông trong kế hoạch tài chính.
Tôi đã hỏi họ để làm sao nhanh chóng chấm dứt quãng thời gian đi làm buồn tẻ, đủ tiền nghỉ hưu và tự do làm những điều tôi mong muốn. Hy vọng vẫn chưa quá muộn để tôi có thê điều chỉnh tài chính của mình đi đúng hướng. Và dưới đây là câu trả lời của họ.
Làm thế nào để bố mẹ tôi đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm?
Bố tôi luôn có kế hoạch nghỉ hưu sớm. Ông là người tiết kiệm và thực tế, đơn cử như tôi và chị gái từng ăn bánh mì suốt thời gian dài vì nó rẻ, hay chúng tôi sẽ không bao giờ được thay mới giày cho đến khi chúng không bị thủng lỗ. Tuy nhiên ông cũng rất hào phòng với những thứ quan trọng, chẳng hạn như cơ hội giáo dục có thể giúp chúng tôi có 1 tương lai tốt đẹp hơn.
Giáo dục là một khoản đầu tư, còn giày thì không. Bố hiểu rằng về lâu dài, số tiền đầu tư thường mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc sống của bạn so với số tiền bỏ ra. Bạn đầu tư trước, sau đó mới chi tiêu.
Bố tôi có lẽ đã có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 - một mục tiêu ông đã theo đuổi suốt hàng chục năm, nếu như không gặp cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã làm hao mòn tài khoản hưu trí của ông. Tuy nhiên, cuối cùng bố đã hồi phục và chính thức nghỉ hưu ở tuổi 55. Còn mẹ kế của tôi nghỉ hưu ở tuổi 49.
Cả bố và mẹ kế của tôi đều làm việc trong lĩnh vực Sale và Marketing cho công ty công nghệ cao với bằng Kỹ sư điện. Vì vậy cần phải nói rõ rằng cả hai đều kiếm được mức lương mà hầu hết mọi người xung quanh đều coi là thoải mái.
Bất chấp điều đó, hầu hết mọi người - bao gồm cả người làm trong ngành Kỹ sư điện như tôi - đều có thể áp dụng lời khuyên tài chính của họ.
1. Đặt mục tiêu, tạo ngân sách tài chính và theo dõi tiến trình của bạn
Đây là những bước cơ bản để tạo nên sự khác biệt trong quản lý tài chính. Mãi cho đến khi mẹ kế của tôi kiểm tra tiến độ theo đuổi mục tiêu nghỉ hưu sớm, và thấy số tiền của bố và mẹ tăng lên theo kế hoạch thì bà mới tin rằng mình có thể nghỉ hưu sớm.
"Mẹ nhận ra chúng có thể biến thành sự thật. Khi con ưu tiên tiết kiệm, việc nghỉ hưu sẽ trở nên khả thi. Tiền tạo ra nhiều tiền hơn và nó làm cho việc nghỉ hưu trở nên nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên", bà nói với tôi.
Điều đầu tiên họ làm là tính toán chính xác số tiền họ cần để nghỉ hưu một cách thoải mái khi bố mẹ tôi bước sang tuổi 50 và sống nhờ số tiền đó cho đến tuổi 90. Ngân sách hưu trí của họ bao gồm mức lương bằng mức lương trước khi nghỉ hưu và các chi phí chi tiết chẳng hạn như tiền chăm sóc sức khoẻ.
Sau khi lập ngân sách hưu trí, họ tính toán xem họ cần tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi năm để đến tuổi 50 có thể nghỉ hưu sớm. Sau đó, họ tính đến cả các tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trên các khoản đầu tư của họ. Cuối cùng, họ cắt giảm chi tiêu và đầu tư tất cả số tiền kiếm được để đạt được mục tiêu đó.
2. Tránh lạm phát lối sống
Lạm phát lối sống, hoặc tăng chi phí sinh hoạt mỗi khi thu nhập của bạn tăng lên, là một trong những cách ngấm ngầm nhất để phá hủy kế hoạch nghỉ hưu. Bởi nó thường là nguyên nhân khiến mọi người rơi vào cảnh mắc nợ.
Đối với cha mẹ tôi, sống dưới mức khả năng của họ là điều cần thiết để nghỉ hưu sớm. Họ đầu tư ít nhất một nửa từ tổng thu nhập. Tiền thưởng của bố tôi tại nơi làm việc được đầu tư vào bất động sản cho thuê có thể tạo ra thu nhập. Khi họ kết hôn, bố mẹ tôi đã mua một căn nhà có giá chỉ bằng một nửa số tiền mà họ thực sự có thể mua được. Họ cũng không chi quá nhiều cho những thứ tiêu sản, chẳng hạn như ô tô. Cả gia đình tôi thường lái ô tô rẻ tiền cho đến khi nó đã thực sự hỏng và không thể tái sử dụng.
3. Không quên sức mạnh của đầu tư
Bố mẹ tôi đã cố gắng tận dụng tối đa lợi thế của việc đầu tư càng sớm càng tốt. Bên cạnh đầu tư vào quỹ hưu trí, họ còn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản cho thuê để tạo thu nhập cho đến khi họ bước sang tuổi 50.
Sau thời kỳ kinh tế suy thoái, bố mẹ tôi mua được những căn nhà giá rẻ với chi phí rất thấp. Họ tự mình cải tạo lại nhà thứ để tiết kiệm rồi cho thuê lại bất động sản. Những lợi nhuận từ bất động sản đóng vai trò là nguồn tạo thu nhập cho những năm đầu khi họ nghỉ hưu cũng như là mạng lưới tài chính an toàn vì chúng có thể được bán từng cái một.
Ngoài thu nhập từ bất động sản chuê, họ còn thiết lập một danh mục đầu tư trái phiếu với tỷ suất sinh lời ổn. Cứ 1 hoặc 4-5 năm, họ lại có khoản đáo hạn từ trái phiếu, nhằm mang lại mức lợi nhuận trong ngắn hạn cho họ.
4. Tìm thêm công việc tay trái để gia tăng thu nhập
Mẹ kế của tôi trẻ hơn bố, và và dự định sẽ làm việc lâu hơn một chút, kể cả khi đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục làm việc tại công ty cũ mà cả hai đều từng làm bà quyết định bắt đầu công việc kinh doanh tư vấn tài chính trực tuyến của riêng mình để từng bước có thể chuyển sang chế độ nghỉ hưu toàn thời.
Hiện, mẹ kế của tôi vẫn làm công việc tư vấn phụ để kiếm tiền "cho vui". Họ đã sử dụng khoản thu nhập từ tư vấn này để đi du lịch, trang trải chi phí sinh hoạt.
Sau cả đời nỗ lực, giờ bố mẹ tôi thế nào? Hiện họ đang sinh sống ở nước ngoài, hàng ngày dành thời gian chơi guitar, đi thuyền buồm và làm công việc tình nguyện. Theo dõi họ, tôi học được rằng tiết kiệm tiền trái ngược với việc để tiền nằm một chỗ và biến thành tiền chết. Nếu được đầu tư đúng cách, số tiền đó sẽ tăng lên vô thời hạn và về lâu dài có thể nó sẽ giúp ích cho tôi nhiều hơn là chi tiêu.