Dưới áp lực của TQ, Nhật Bản "chạy nước rút" với máy bay tàng hình F-3
Vào tháng 2/2019, Nhật Bản đã quay trở lại với kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tàng hình trong nước.
Quyết định này được đưa ra sau khi nước này mua hơn một trăm máy bay tàng hình F-35 của Mỹ và việc hủy bỏ nguyên mẫu máy bay tàng hình X-2 của Nhật Bản năm 2018.
Máy bay F-35 của Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố tái triển khai chương trình Máy bay chiến đấu tương lai F-3 là một phần của Chương trình phòng thủ trung hạn (MTDP). MTDP sẽ quyết định quá trình hiện đại hóa và mua sắm vũ khí trang bị cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) 10 năm tới.
Việc bổ sung một máy bay chiến đấu mới không phải là một bất ngờ, mặc dù làm tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng nhưng nó là điều cần thiết để đáp ứng với những gì Nhật Bản cho là "tình hình an ninh ngày càng tồi tệ trong khu vực".
Một nguyên mẫu đã bị hủy bỏ năm 2018 của máy bay tàng hình X-2.
Tại sao Nhật Bản lại phát triển F-3 trong khi đã có F-35
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, F-3 sẽ là máy bay chiến đấu hai động cơ và dự kiến sẽ thay thế máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 một động cơ của Nhật Bản.
Những máy bay tàng hình một động cơ F-35 mà Nhật Bản mua có thể sẽ nhằm mục đích thay thế các máy bay chiến đấu F-4EJ đã lỗi thời trong các nhiệm vụ đánh chặn.
Chắc chắn F-35 sẽ giúp tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho không quân Nhật Bản, trái ngược với việc chờ đợi quá trình phát triển X-2 kết thúc.
Máy bay chiếm ưu thế trên không J-11D của Trung Quốc.
Nhật Bản cũng đã mua F-35B, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn nên họ cũng có thể có khả năng hoạt động xa hơn nhờ tàu sân bay trực thăng được cải tạo thuộc lớp Izumo hoặc trên các sân bay có đường băng ngắn.
Điều này có thể cho phép Nhật Bản triển khai sức mạnh trên các hòn đảo xa xôi nơi không có sân bay, điều mà F-3 khó có thể làm được nếu được phát triển như một máy bay phản lực tàng hình thông thường.
Tuy nhiên, F-35 được thiết kế với mục tiêu là máy bay một động cơ tấn công lén lút hơn là máy bay chiếm ưu thế trên không hai động cơ như F-22 Raptor (Dây chuyền sản xuất không còn hoạt động).
Năm 2018, máy bay đánh chặn của Nhật Bản đã phải xuất kích trung bình gần ba lần mỗi ngày tiếp cận máy bay của Nga và Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc giờ đã trở nên vượt trội so với Nhật Bản với số lượng gấp 6 lần và các máy bay chiến đấu mới nhất như J-11D và J-20 chuẩn bị tiếp cận và bỏ xa lợi thế về chất lượng của Nhật Bản.
F-3 được kỳ vọng sẽ đảm nhận được nhiệm vụ này với hai động cơ mạnh mẽ hơn, khoang vũ khí lớn hơn và có khả năng tấn công tiên tiến hơn đối thủ Hoa Kỳ. F-3 cũng có thể có phiên bản hai chỗ ngồi, trong khi F-35 hiện chưa được nghiên cứu sản xuất và bán với khả năng đó.
Trong khi F-22 và J-20 là các máy bay chiếm ưu thế trên không thì F-35 được thiết kế để tấn công với chỉ một động cơ và một chỗ ngồi.
F-3 của Nhật Bản, sự hồi sinh của YF-23?
Điều chắc chắn là F-3 sẽ là máy bay chiến đấu hai động cơ có khả năng mang trong thân 6 vũ khí. Các bản phác thảo rất khác nhau được của các kỹ sư Nhật Bản cho thấy một thiết kế cuối cùng vẫn còn là ẩn số.
Nhật Bản đã tìm kiếm các đối tác nước ngoài để giúp phát triển F-3. Một giả thiết thu hút sự quan tâm của công chúng nhất là đề xuất của Lockheed Martin về việc đưa ra một phương án "vỏ" của F-22 Raptor và "ruột" của F-35 Lightning II mới hơn.
Tuy nhiên, năm 2019 Nhật Bản đã phát triển động cơ XF-9-1 có lực đẩy từ 11 đến 12 tấn, hoặc 15 đến 16,5 tấn "ướt" (bơm thẳng nhiên liệu vào buồng đốt) và chịu được nhiệt độ 1,800 độ C.
Hai động cơ phản lực F119 của F-22 tạo ra lực đẩy 13 tấn và 17,5 tấn "ướt". XF-9 ngắn hơn nửa mét và mỏng hơn 30 cm so với F-119 và có thể thiết kế để có khoang vũ khí lớn hơn cho F3.
Nhật Bản được cho là đã được nghiên cứu các vòi phun vector lực đẩy ba chiều giúp chuyển hướng lực đẩy của động cơ lên đến 20 độ theo bất kỳ hướng nào.
Động cơ XF-9-1.
Năm 1986, các đối thủ cạnh tranh cho chương trình máy bay chiến đấu tiên tiến (ATF) của Hoa Kỳ thu hẹp chỉ còn lại hai công ty là Lockheed-Martin và Northrop Grumman. Hai công ty đã sản xuất các nguyên mẫu YF-22 và YF-23 để tham gia một cuộc cạnh tranh bốn năm sau đó.
YF-22 sở hữu ngoại hình nổi bật của Lockheed, còn YF-23 được thiết kế với đôi cánh hình kim cương để giảm khả năng hiển thị radar và một mặt cắt rất mỏng tương tự máy bay do thám SR-71 Blackbird.
YF-22 và YF-23 đều có khoang vũ khí có thể chứa bốn tên lửa tầm xa AIM-120. Máy bay cũng được yêu cầu trang bị một khẩu pháo Vulcan 20 mm và một khoang để mang thêm hai tên lửa Sidewinder tầm ngắn.
Cả hai nguyên mẫu YF-22 và YF-23 chưa bao gồm các hệ thống điện tử hàng không chính như radar. Northrop đã chế tạo hai nguyên mẫu YF-23 và đã được thử nghiệm trong 65 giờ bay.
Hai nguyên mẫu YF-22 (sau này trở thành F-22 Raptor) và YF-23.
Tuy nhiên, YF-23 thiếu một tính năng chính của YF-22 (mà sau này là F-22 Raptor) liên quan tới việc động cơ vector lực đẩy có thể xoay theo chiều ngang để hỗ trợ thực hiện các thao tác ở tốc độ thấp.
Do đó, YF-22 được coi là cơ động hơn trong số hai máy bay và cuối cùng được chọn để trở thành F-22 Raptor.
Trên thực tế, YF-23 được cho là đã ghi điểm trước YF-22 ở hầu hết các hạng mục như khả năng bay hành trình với tốc độ siêu thanh được duy trì tốt hơn, tầm hoạt động xa hơn hay có mặt cắt Radar thậm chí thấp hơn, đặc biệt là từ phía bên và phía sau.
Northrop có thể cung cấp gì cho Nhật Bản? Mặc dù nổi tiếng là một cường quốc công nghệ nhưng ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Nhật Bản tụt lại phía sau trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm hệ thống điện tử hàng không, tích hợp hệ thống, kết nối mạng và tàng hình.
Máy bay chiến đấu F-3 sẽ cần các công nghệ tiên tiến để bù đắp bất kỳ lợi thế số lượng nào mà không quân Trung Quốc sẽ mang lại cho một cuộc chiến trong tương lai.
Một phi đội F-3 được trang bị công nghệ tàng hình và kết nối mạng có thể phối hợp các cuộc tấn công chống lại kẻ thù vượt trội về số lượng.
Northrop Grumman tự quảng cáo là bậc thầy về công nghệ máy bay chiến đấu, bao gồm thiết kế hệ thống, điều khiển chuyến bay, hệ thống quản lý, công nghệ mạng, khả năng sống sót, công nghệ tàng hình.
Là nhà phát triển máy bay ném bom B-21 Raider, Northrop sẽ có quyền truy cập vào công nghệ tàng hình mới nhất của Mỹ.
Một phương án "hồi sinh" thiết kế YF-23, với thiết bị điện tử hiện đại hóa và động cơ XF-9-1 của Nhật Bản. Nếu đó là đề xuất của Northrop, thì chúng ta có thể "sống lại từ những năm 1990 một lần nữa".
Một số hình ảnh thử nghiệm các nguyên mẫu YF-23 của Northrop Grumman những năm 90.