Bác sĩ từng mắc tiểu đường vẫn sống thọ 103 tuổi, nhờ 3 bộ môn: Không phải đi hay chạy bộ

Kim Linh |

Vị bác sĩ này từng trải qua nhiều ca phẫu thuật và mắc tiểu đường nhưng vẫn duy trì thể lực tốt và đầu óc minh mẫn, sống thọ trăm tuổi.

Thịnh Chí Dũng, sinh năm 1921, một bác sĩ phẫu thuật chấn thương và chuyên gia về điều trị bỏng nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông từng tham gia nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm về phẫu thuật chấn thương và bỏng trong nhiều thập kỷ, được vinh danh với nhiều giải thưởng của đất nước tỷ dân.

Bác sĩ từng mắc tiểu đường vẫn sống thọ 103 tuổi, nhờ 3 bộ môn: Không phải đi hay chạy bộ- Ảnh 1.

Bác sĩ Thịnh Chí Dũng

Bác sĩ này vừa qua đời cuối tháng 1/2024, thọ 103 tuổi. Nhưng không phải ai cũng biết ở độ tuổi trung niên, Thịnh Chí Dũng từng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm, cắt bỏ túi mật. Chính vì vậy việc sống thọ hơn 100 tuổi của vị bác sĩ này là điều kỳ diệu với nhiều người. Năm tuổi 99, Thịnh Chí Dũng đã chia sẻ về cách ông chống lại những căn bệnh quái ác và duy trì sức khỏe cùng sự minh mẫn.

Tập đa dạng các bộ môn thể thao

Bác sĩ Thịnh rất yêu thích các hoạt động thể thao, đã duy trì việc tập luyện từ ngày còn trẻ. Ông dành nhiều thời gian cho 3 môn thể thao có lợi cho sức khỏe là bóng rổ, bóng đá và quần vợt. Ngay cả môn thể thao khó như cưỡi ngựa cũng được ông học trong thời gian ngắn. Việc tập luyện thể dục thể thao đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều nghiên cứu khoa học, nhất là khả năng cải thiện chức năng tim phổi, hệ tuần hoàn, kiểm soát đường huyết tăng sức đề kháng và sức mạnh cơ thể.

Bác sĩ từng mắc tiểu đường vẫn sống thọ 103 tuổi, nhờ 3 bộ môn: Không phải đi hay chạy bộ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong đó bóng đá giúp tăng sức bền, tăng mật độ xương, phòng tránh loãng xương, giảm mỡ cơ thể một cách tự nhiên, giảm stress và thậm chí là cải thiện chức năng não bộ. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy việc tập luyện bóng đá có thể cải thiện đường huyết, huyết áp ở bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2.

Môn thể thao mang tính đồng đội như bóng rổ cũng tăng cường khả năng tập trung và nhận thức. Bên cạnh đó, quần vợt là bộ môn được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đánh giá có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, cải thiện tình trạng kháng insulin, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu ở Đan Mạch trên hơn 8.000 người cho thấy quần vợt và bóng đá là những bộ môn có thể bạn sống thọ hơn từ 5 - 9,7 năm.

Điều cần lưu ý với bệnh nhân tiểu đường khi tập luyện thể thao là cần trao đổi trước với bác sĩ, theo dõi lượng đường trong máu trong khi tập luyện để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết, mang theo đồ ăn nhẹ, bổ sung đủ nước, luôn chú ý khởi động và không tập quá lâu/quá sức.

Luôn duy trì sở thích và đam mê

Bác sĩ Thịnh Chí Dũng đặc biệt yêu thích âm nhạc cổ điển phương Tây, ông sưu tầm nhiều băng và đĩa nhạc cổ điển phương Tây. Với vị bác sĩ này, âm nhạc là “liều thuốc bổ” giúp con người giải tỏa cảm xúc tiêu cực và duy trì năng lượng cho cả về thể xác và tinh thần.

Dù tuổi cao, bác sĩ Thịnh vẫn tiếp tục đam mê với công việc nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên của mình. Ông tâm niệm: "Công việc khiến con người sống lâu hơn. Nếu bạn ngừng làm việc thì sống lâu hơn cũng chẳng có ý nghĩa gì".

Bác sĩ từng mắc tiểu đường vẫn sống thọ 103 tuổi, nhờ 3 bộ môn: Không phải đi hay chạy bộ- Ảnh 3.

Bác sĩ Thịnh vẫn duy trì công việc nghiên cứu, giảng dạy sau khi nghỉ hưu

Tiếp tục làm việc phù hợp với sức khỏe có thể giúp người cao tuổi sống lâu hơn bởi duy trì được sự minh mẫn của trí não, mang lại cảm giác thành tựu và hải lòng. Điều quan trọng là cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh suy nhược cơ thể.

Tuân thủ thời gian biểu và chế độ ăn đa dạng

Vị bác sĩ này luôn tuân thủ chế độ làm việc, nghỉ ngơi đều đặn, ăn uống đầy đủ và duy trì thời gian ngủ hơn 6 tiếng mỗi đêm và nghỉ trưa nửa tiếng trước khi bắt đầu làm việc buổi chiều. Duy trì nhịp sinh học của cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về não, giam căng thẳng, hoạt động trong ngày hiệu quả hơn.

Về chế độ ăn uống, ông không bao giờ dùng bất kỳ thực phẩm chức năng bổ sung nào mà chỉ duy trì nguyên tắc “ăn uống điều độ, không kén chọn thức ăn”. Về cơ bản, bác sĩ Thịnh Chí Dũng ăn bất cứ thứ gì được nấu ở nhà và thực phẩm càng phong phú càng tốt, trừ những loại được bác sĩ khuyến cáo khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát. Ăn đa dạng các thực phẩm sẽ bổ sung nhiều nhóm chất cơ thể cần, là chìa khóa để duy trì cân bằng dinh dưỡng.

Theo Toutiao, Express

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại