Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL

Đoàn Dự |

Trong lứa trẻ HAGL, chấn thương đặc biệt nhất mà bác sĩ Đồng Xuân Lâm gặp phải là của Xuân Trường.

Chấn thương chẳng giống ai của Xuân Trường

Hiện tại, Xuân Trường đang được đánh giá cao hơn cả Tuấn Anh về mặt thể lực, thể chất. Nhưng ít ai biết, cầu thủ này mang trong mình 1 căn bệnh không thể nào chữa khỏi.

"Có một chấn thương không nằm trong quy luật, là của Xuân Trường. Cậu ấy đã tốn rất nhiều công sức của các bác sĩ. Sau Tết năm ngoái, bác sĩ đội, bác sĩ trung tâm huấn luyện quốc gia một... rồi đi nhiều nơi trong nước, đi HCM để khám chữa.

Xuân Trường bị đa chấn thương, liên quan tới cả xương, khớp, cột sống, xương chậu, điểm bám gân, tiểu khung... nhưng không theo quy luật nào.

Thường thì cầu thủ bị chấn thương khi tập luyện, do quá tải, do căng thẳng tâm lý thì mới chấn thương mà chỉ 1 phần nào đó.

Nhưng ở đây là đa chấn thương, nhiều bác sĩ chuẩn đoán, người nói quá tải, chấn thương điểm bám, cột sống, chân ngắn, chân dài... rách chỗ này, rách chỗ kia, chúng tôi đã tìm rất nhiều các phương án nhưng chưa ra" – bác sĩ Đồng Xuân Lâm kể.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 1.

Xuân Trường nghịch ngợm với Văn Toàn khi còn nhỏ.

Nghe nghiêm trọng là vậy, nhưng hóa ra, chấn thương của Xuân Trường lại đơn giản ngoài sức tưởng tượng.

"Về sau tôi mới đưa đi chụp toàn thể khung xương, 1 xét nghiệm đơn giản, thì hóa ra bị viêm cột sống dính khớp không điển hình, các biểu hiện của nó giống các tình trạng chấn thương thể thao, bệnh lý cột sống, quá tải.

Thông thường, các bác sĩ thể thao tư tưởng luôn nghĩ là do thể thao. Lúc đầu do tôi là bác sĩ đa khoa, nên đứng trước 1 chấn thương, mình cũng không quy chụp vội, do con người là 1 khối thống nhất, cần tư duy logic, bao quát thì mới phát hiện ra bệnh.

Phương án lại rất nhẹ, không cần dùng dao "mổ trâu", dao nhỏ nhỏ tý là được. Giờ đã có thuốc truyền tĩnh mạch để trị mà mình còn chưa cần dùng".

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 2.

Xuân Trường đang tập luyện tốt ở Hàn Quốc, dù mắc căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn về xương.

Căn bệnh của Xuân Trường không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên đến khoảng 25 tuổi sẽ không phát triển thêm nữa. Ngoài ra, nếu tập luyện đúng cách, nó cũng không làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chơi bóng của Trường.

"Khi chưa phát hiện ra, Trường ngày đêm lo lắng, bị stress nên cứ đau miết. Cái này ở thể không điển hình, không nặng, nên tập luyện bình thường, nhưng đúng 1 lượng - không quá tải, kèm các động tác dẻo như Yoga là ổn.

Ngoài tuổi 25 trở ra thì bệnh này gần như không tiến triển. Xuân Trường ở thể nhẹ, chỉ đau chứ không gây tác hại.

Biết phương pháp, thông tư tưởng thì không vấn đề gì. Còn nặng hơn thì cũng có thuốc truyền qua tĩnh mạch. Vì thế cậu ấy đi Hàn Quốc vẫn tập bình thường", bác sĩ của HAGL tiếp.

Ai lì nhất HAGL?

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm ở cùng khu nhà với các cầu thủ đội một tại HAGL, để tiện bề chăm sóc sức khỏe, chấn thương cũng như tâm lý.

Không chỉ lo nhiệm vụ phòng và chữa chấn thương cho cầu thủ HAGL, bác sĩ Đồng Xuân Lâm còn đảm nhiệm cả vấn đề tâm lý của gần 100 con người, từ lớp trẻ đến đội Một.

Đây cũng là một mảng cực kì quan trọng trong y học thể thao và cần sát sao còn hơn cả HLV trưởng.

"Xét về tâm lý cầu thủ, có tâm lý vững bẩm sinh, loại 2 là tâm lý không vững bẩm sinh (bị trạng thái). Hai cái này là do ông trời. VĐV mà tâm lý vững từ đầu thì vào trận, trận đầu, chỉ hồi hộp, bắt nhịp ngay hoặc sau 1 số trận, hoặc giai đoạn ngắn... Họ thích nghi nhanh, không biết sợ là gì.

Trạng thái thứ 2, không vững bẩm sinh, thì có thể được cải thiện nhờ chuyên môn, trải nghiệm trong các trận, đá bên các đồng đội già giơ, cứng cựa thì sẽ được rèn dần qua thời gian, sẽ khắc phục được.

Thủ môn nếu bị tâm lý thì rất lo. Nhưng thường họ không bị nhiều do sợ hãi, mà do mất tập trung. Các thủ môn thường tâm lý khá vững.

Cầu thủ, thủ môn dễ mất tập trung. Có thể vì vấn đề gia đình, bố mẹ nợ nần, hay mất tập trung ngắn, bạn bè, nam nữ, thắc mắc hợp đồng lương bổng, nếu không được giải quyết hết thì không tập trung.

Lúc đó mình phải gần gũi anh em, thấy VĐV này hay giật mình, mất tập trung trong rèn luyện, chuyền sai địa chỉ, hay quên cái này cái kia, ra xe, thiết bị hay quên, cần phát hiện sớm....

Bác sĩ thể thao theo dõi cầu thủ từng người, có khi còn kĩ hơn HLV. Ai trục trặc hợp đồng, chuyển nhượng thì cần giải quyết, không chỉ động viên mà còn giải quyết gốc rễ vấn đề. Anh buồn phiền, mất tập trung thì hay chấn thương cơ.

Nếu stress tâm lý, thì dễ chấn thương, đặc biệt cơ đùi sau, 2-3 tuần là bị, chụp chiếu tha hồ, không thấy mà cứ đau thật, không chạy được" – bác sĩ Đồng Xuân Lâm giảng giải chi tiết.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 4.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm (áo trắng, mũ trắng bên phải) theo dõi sát sao các cầu thủ khi tập luyện và cả trong sinh hoạt.

Khi hỏi cụ thể ở HAGL, cầu thủ nào có tâm lý vững nhất, anh hào hứng kể.

"Công Phượng nổi bật về tâm lý vững, đứng trước đối thủ cao to vẫn tự tin đi bóng, sút, đánh lừa. Gần như không có trạng thái tâm lý, dám đè đối phương ra để đá, phô diễn kĩ thuật, rất vững tâm lý.

Xuân Trường, Tuấn Anh cũng vững, vì biết đánh giá, nhìn nhận cách chơi để đánh bại đối thủ. Hồng Duy tốt, Văn Toàn cũng có tâm lý ổn, khi chơi bên cạnh đồng đội quen, phối hợp tốt thì trạng thái tâm lý không sợ cầu thủ nào".

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 5.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm giúp Công Phượng căng cơ (Ảnh: Zing.vn).

Đi tìm lời giải cho phong độ kém của Tuấn Anh khi chơi 2 trận VL World Cup 2018 khu vực châu Á

Khi chơi 2 trận gặp Đài Bắc (Trung Hoa) và Iraq cách đây ít lâu, Tuấn Anh đã thể hiện không tốt và bị cho là có vấn đề tâm lý.

Tuy nhiên, bác sĩ Đồng Xuân Lâm không cho như vậy. Anh khẳng định Tuấn Anh có tâm lý tốt, và sa sút phong độ vì lý do khác.

"Khi gặp Đài Loan, Xuân Trường lúc đầu tâm lý, sau vượt qua được, thì đấy là trạng thái hồi hộp trước trận đấu, lần đầu tiên lên tuyển, rồi đá chính, với đối thủ từng buộc thầy trò Miura chỉ thắng trong may mắn, nên hồi hộp lớn, cả kì vọng của NHM nên hơi lo.

Tập trung với nhau 10 ngày để đá, sự hòa nhập, nhuần nhuyễn trong các vị trí không thể bằng ở nhà. Sau đó, guồng máy vào trơn tru thì Xuân Trường phô diễn hết tài năng.

Ở trận gặp Iraq, có 2 yếu tố làm Tuấn Anh thể hiện kém: Vừa vào đầu trận đã "ăn" cùi trỏ sập 3 răng cửa, máu me tràn trề miệng mũi, đau quá. Sự sáng tạo, cảm hứng, đam mê, ngẫu hứng bị hạn chế, mất 50% phong độ.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 6.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm trong 1 lần điều trị cho Tuấn Anh.

Rồi sức khỏe, cơ bắp mỏi mệt, bị vắt sức, sau khi đá U21, chơi 4 trận , rồi sang kia thử việc, vắt kiệt sức, về ông Miura bắt tập tuyển, bị quá tải, khô đét lại, rồi quay ngược sang Nhật.

Không đủ thời gian phục hồi, tuổi còn non, bị ép quá nên quá tải. Chấn thương khớp gối yếu, muốn tái phát, sụt cân, uể oải, trận gặp Iraq, theo tôi đánh giá, Tuấn Anh chỉ còn khoảng 70% phong độ, thì không thể hiện được gì hết.

Người ta ngộ nhận Tuấn Anh bị tâm lý. Hiện tượng xảy ra trên cầu thủ, nhiều người hay nhìn rồi đoán bản chất, nhưng tôi nhìn hiện tương thì không quy ra bản chất, hiện tương là hiện tượng, bản chất không phải do tâm lý ở thời điểm đó.

Mà do thể lực. Thể lực và tâm lý liên quan nhau. Thể lực sung mãn thì tâm lý tốt, thể lực yếu, tâm lý cũng kém. Bạn ốm thì cũng thế thôi, không thể sáng tạo. Nên bảo tâm lý là không đúng. Tuấn Anh là tổng hợp của nhiều vấn đề".

Sự thật chuyện HAGL bị "đánh đập" ở V-League

Mùa trước, HAGL nhiều lần phàn nàn chuyện các cầu thủ bị đối phương chơi tiểu xảo ở sân chơi V-League. Điều này thực tế như thế nào?

"Điều ấy là đúng. Các đối thủ V-League già giơ và rất quái. Văn Toàn đá tiền đạo, họ đá mũi giày vào bắp cơ là chỉ còn chạy được 80%, thậm chí không chạy được. Rồi múc đầu gối vào đùi non là dập cơ, chỉ còn 70 - 80% khả năng.

Các tình huống lắt léo, bứt phá là vứt hết. Cầu thủ già giơ là họ biết khắc chế, vì mình kiểm soát bóng, nhanh nhẹn, ban bật nhuyễn, không theo được thì họ phải đá rắn.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm bật mí chuyện chưa biết ở HAGL - Ảnh 7.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm vừa kể HAGL mùa 2016 chưa có cầu thủ chấn thương nặng, thì Osmar đã gãy chân, nghỉ hết mùa.

Các trường hợp như vậy, về thì mình phải săn sóc kĩ. Nhưng may các chấn thương đụng, dập, làm đúng cách thì 3-5 ngày là xong. Trừ khi bị xuất huyết trong thì lâu hơn.

Năm ngoái, HAGL thường xuyên có 7, 8 cầu thủ bị chấn thương như thế. Nhưng từ năm nay, tập dự phòng chấn thương mới, huấn luyện thể lực với bác sĩ nhuần nhuyễn, thì chỉ vài đau nhẹ do va chạm, đá láo, còn chấn thương nặng nghỉ dài hạn thì không có trường hợp nào.

Thi thoảng có vài em nghỉ vài bữa điều trị thôi. Trong trận thì chủ yếu là Phượng và Toàn "ăn đòn", thêm Tuấn Anh, thỉnh thoảng có Xuân Trường. Phượng nhiều nhất" – bác sĩ Đồng Xuân Lâm nói ngay trước khi HAGL... mất Osmar hết mùa V-League 2016 vì bị Tấn Tài đá gãy chân.

Bác sĩ Đồng Xuân Lâm sơ cứu cho Osmar

Khi được hỏi HAGL có dạy cầu thủ cách để phòng ngừa đối thủ đá láo hay không, bác sĩ Đồng Xuân Lâm tiếp:

"Những trường hợp ấy, các em vào sân càng thi đấu thì càng rút kinh nghiệm, tự biết phải bảo vệ mình. Đá nhanh, không để đối phương áp sát.

Ví dụ người ta hơn thế mình, thì phải lựa tránh. Nhiều người nhỏ nhưng đá láo đâu dễ, như Thành Lương, Văn Sĩ Hùng. Đó là kĩ năng tránh đòn, cần linh hoạt, thông minh. Các em đá thì tự rút kinh nghiệm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại