5 dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu
Theo TS Nguyễn Thế Cường, Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến và thường được tình cờ phát hiện khi khám, xét nghiệm nước tiểu.
Nhiễm khuẩn có thể ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Phần lớn là nhiễm khuẩn ở bàng quang và niệu đạo, tuy nhiên có thể lan lên thận và gây nhiều biến chứng nặng.
TS Nguyễn Thế Cường cho biết, nhiễm khuẩn tiết niệu gặp ở nữ giới cao hơn nam giới. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ có những triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Rét run từng cơn
- Môi khô
- Lưỡi bẩn
- Vẻ mặt hốc hác
Bệnh nhân phải chạy lọc máu chu kỳ.
Người bệnh còn có thêm các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hoặc cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu xong; Cảm giác nóng rát khi đi tiểu; Tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu lẫn máu hay nặng mùi; Cảm giác đau hạ vị hoặc đau vùng hông lưng.
Một số bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có triệu chứng cụ thể, chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm nước tiểu.
TS. Cường khuyến cáo: "Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Hoại tử nhú thận gây tắc nghẽn hoặc suy giảm chức năng thận kéo dài, có thể gây suy thận vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ thận. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng, tử vong.
Đối với nam giới gây áp xe tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh…, làm bít tắc ống dẫn tinh, tăng nguy cơ gây vô sinh.
Phụ nữ có thai có nguy cơ gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai…tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non".
Uống đủ nước để phòng bệnh
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Điều trị bằng kháng sinh: đường uống hoặc tĩnh mạch tùy mức độ theo chỉ định bác sĩ; Sử dụng thuốc uống có tính sát trùng đường tiểu: dùng kèm kháng sinh, tuy nhiên tác dụng các thuốc này vẫn chưa rõ ràng; Can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định.
Để phòng ngừa bệnh, người dân nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý như sau:
- Uống đủ nước, mỗi ngày 2- 2.5 lít giúp thận bài tiết nước tiểu, tăng tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng
- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục tiết niệu, với nữ giới phải vệ sinh sạch sẽ trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Những người từng bị hoặc đang bị sỏi thận tiết niệu phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiết niệu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định
- Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái diễn
- Tuyết đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả khôn lường.