Ung thư tuyến giáp có mối liên quan tới chì
Theo bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa khám bệnh, Bệnh viện ung bướu Hà Nội ung thư tuyến giáp chưa được xếp vào 10 loại ung thư phổ biến. Nhưng căn bệnh này ngày càng tăng lên trong xã hội hiện đại, tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam.
Trường hợp, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc ung thư tuyến giáp mà bác sĩ Thịnh đã điều trị đó là một bệnh nhi 16 tuổi. Nguyên nhân, nhân mắc ung thư tuyến giáp quá trẻ của bệnh nhân chưa thể xác định.
Trong thời gian đón tiếp bệnh nhân tại phòng khám của bệnh viện bác sĩ đã gặp khá nhiều trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp tới khám.
Bác sĩ Thịnh đang tư vấn cho bệnh nhân.
Khi điều tra bệnh sử các các bệnh nhân bác sĩ Thịnh phát hiện, rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư giáp đã từng hoặc đang làm nghề bán xăng.
Cá nhân bác sĩ Thịnh nghi ngờ tới các vấn đề chì có trong xăng, đồ chơi của trẻ nhỏ, dây chuyền trang sức chất lượng kém, đồ ăn, nước uống... có thể kích thích tuyến giáp và gây ung thư.
Ung thư tuyến giáp là một trong số ít các bệnh ung thư có thể phát hiện sớm và có tiên lượng rất tốt. Bệnh phát hiện sớm điều trị bệnh nhân gần như khỏi bệnh 100%.
Ung thư tuyến giáp phẫu thuật là số 1
Bệnh tuyến giáp hiện nay được chia làm loại: lành tính (u nang, u tuyến) và ung thư.
Với thể lành tính hay còn gọi là u nang, thể ác tính chia làm hai loại biệt hóa và không biệt hóa.
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa ác tính rất cao. Đặc biệt bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể tủy có thể tử vong rất nhanh. Tuy nhiên, thể ác tính này thường chiếm tỷ lệ thấp từ 5-10% ca mắc bệnh. 80% ung thư tuyến giáp là thể biệt hóa, thể nhú, nang, điều trị và tiên lượng của thể này rất tốt.
Bác sĩ Thịnh cho hay: "Trong điều trị ung thư tuyến giáp phẫu thuật là số 1 và tùy theo quan điểm cắt toàn bộ hoặc cắt 1 phần hay bán phần phụ thuộc vào kích thước u, vị trí u. Sau khi, cắt 1 phần, bán phần, toàn bộ tuyến giáp bệnh nhân sẽ điều trị thêm I-131 diệt di căn".
Ung thư tuyến giáp là ung thư ngoại biên có thể nhìn thấy bằng quan sát, có thể nhận ra khối u khi soi gương. Một số triệu chứng khác như: khàn giọng, có kèm hạch nhỏ mềm, di động, xuất hiện cùng bên với khối u.
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn hơn, khối u to, cứng rắn, cố định trước cổ; Khàn tiếng nặng, khó thở; Khó nuốt, nuốt vướng, đau do u chèn ép; Da vùng cổ bị sẫm màu…
Bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện có khối u ở giáp trạng cần phải đi khám để bác sĩ chẩn đoán u lành hay ác tính. Nếu u ác tính sẽ được điều trị theo phác đồ.
Trong trường hợp u lành tính, bệnh nhân cần được theo dõi và can thiệp khi u to, chèn ép khó thở, mất thẩm mỹ.
Bác sĩ Thịnh cho biết: "Trước đây, bệnh nhân thường phải phẫu thuật thì hiện nay bệnh nhân có một lựa chọn mới là đốt sóng cao tầng. Phương pháp sóng cao tầng là dùng sóng radio truyền vào khối u cọ sát, sinh nhiệt và tiêu diệt khối u".
Phương pháp mới này sẽ giúp bệnh nhân tránh được những tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới công việc của bệnh nhân.
Ngoài ra, đốt sóng cao tần còn được dùng cho một số bệnh nhân ung thư tái phát tại chỗ đã bị kháng điều trị I-313.
Phương pháp đốt sóng cao tần đã có hơn 20 năm, do bác sĩ người Hàn Quốc nghĩ ra và nhân rộng tại Châu Âu. Tại Việt Nam phương pháp này mới được nhân rộng được 2 năm trở lại đây.
Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây.