Bác gái mang đồ gia truyền đi thẩm định, chuyên gia thốt lên: Vật này 'còn sống', không thể định giá được!

TAMMY |

Cầm món bảo vật trên tay xem xét, vị chuyên gia chợt thốt lên: "Vật này còn sống!" khiến cả trường quay sững sờ.

Ảnh: Haokan, Credit:Tammy

Ảnh: Haokan, Credit:Tammy

Trong một số phát sóng của chương trình "Kiểm định bảo vật" đài CCTV, một người phụ nữ cao tuổi đã mang lên sân khấu một món đồ trang trí nhỏ bằng lòng bàn tay. Bác gái tuy mái tóc đã bạc trắng nhưng tác phong rất nhanh nhẹn, bác giới thiệu món đồ tạo tác này là đồ gia truyền từ đời tổ tiên nhà mình.

Thoạt nhìn bảo vật trông khá giống cái nắp nhưng lại được khắc 6 con chim hạc cùng các họa tiết hoa lá. 

Bác gái mang đồ gia truyền đi thẩm định, chuyên gia thốt lên: Vật này còn sống, không thể định giá được! - Ảnh 1.

Không ai có thể nhận ra bảo vật trong chương trình là món đồ gì. Ảnh: Sohu

Cầm món bảo vật trên tay xem xét, vị chuyên gia đã thốt lên: "Vật này còn sống!" khiến cả trường quay sững sờ. Đây là một đồ vật làm sao có thể "còn sống"?

Vị chuyên gia giải thích rằng món đồ "còn sống" có nghĩa là khi có rung động hoặc có âm thanh như tiếng trống, những con hạc trên món đồ này sẽ chuyển động qua lại. Đây thực chất là một món đồ chơi phục vụ cho sở thích nuôi dế của quý tộc nhà Thanh.

Thời Thanh có "mốt" nuôi dế để tạo không khí huyên náo trong nhà, người chơi dế chuyên nghiệp sẽ bỏ vật nuôi vào một chiếc bầu rồi lấy thứ đồ chơi này làm nắp. Khi dế kêu tạo ra rung động, 6 con chim hạc trên món đồ chơi sẽ bắt đầu di chuyển rất đẹp mắt.

Bác gái mang đồ gia truyền đi thẩm định, chuyên gia thốt lên: Vật này còn sống, không thể định giá được! - Ảnh 3.

Những món đồ chơi này được lắp vào miệng quả bầu đựng dế. Ảnh: Sohu

Bác gái mang đồ gia truyền đi thẩm định, chuyên gia thốt lên: Vật này còn sống, không thể định giá được! - Ảnh 4.

Đường nét chạm khắc chim hạc vô cùng tinh xảo. Ảnh: Sohu

Món đồ mà bác gái mang tới chương trình là cực kỳ tinh xảo, những đường nét chạm khắc chim hạc rõ ràng đến cả chi tiết đôi mắt. Từ đây các chuyên gia khẳng định đây chính là món đồ chơi được sử dụng trong hoàng gia nhà Thanh. Chủ nhân món bảo vật nghe xong thì cảm thấy vô cùng phấn khởi, bác hỏi chuyên gia cổ vật này đáng giá bao nhiêu tiền.

Thứ này lẽ ra sẽ rất có giá trị văn hóa, lịch sử nhưng các chuyên gia lại không được phép định giá nó, nguyên nhân là do món đồ được làm từ mai rùa.

Theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, việc mua bán các sản phẩm làm từ ngà voi, mai rùa, sừng tê giác... là hành vi phạm pháp nên việc định giá cao một món đồ từ mai rùa sẽ khiến nhiều người nảy sinh lòng tham.

Bác gái nghe tới đây vẫn rất vui vẻ, bác cho biết mình chỉ muốn hiểu thêm về món đồ tổ tiên để lại chứ hoàn toàn không có ý định bán nó đi.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại