Nhiều người trong số chúng ta thường hay gặp phải cùng một vấn đề: Rất dễ đặt ra mục tiêu nào đó, nhưng lại rất khó để thực hiện được nó.
Gần đây, một người bạn than phiền với tôi, tối nào trước khi đi ngủ cũng rất quyết tâm thay đổi, nhưng đến sáng hôm sau lại không muốn cố gắng nữa.
Anh ta luôn hối hận về điều này, nhưng lại không có cách nào thay đổi thực tại...
Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này. Trước hết, xin hãy điều chỉnh tâm lý thật tốt, đừng trì hoãn kế hoạch, cũng đừng mới "giăng lưới ba ngày" đã muốn đánh bắt được nhiều cá. Có chút thu hoạch nhỏ, còn hơn là không có gì.
(01)
Muốn hiện thực hóa một mục tiêu, điểm cốt lõi không chỉ là phải kiên trì thực hiện nó mỗi ngày, mà còn phải kiên trì đúng cách.
Đọc một cuốn sách cũng vậy, không có nghĩa là bạn phải đọc hết trong cùng một lúc. Nếu bận, bạn có thể tăng gấp đôi thời gian, dù chỉ đọc được vài chương, nhưng sau đó bạn đã nắm được thêm vài ý tưởng mới, đọc được thêm vài nội dung hay...
Chúng ta không thể "nỗ lực thái quá" được, làm việc gì cũng vậy, cũng phải có lúc nghỉ ngơi.
Một tuần 7 ngày, có người thì dùng 2 ngày để nghỉ ngơi, có người dùng 1 ngày. Đây chính là khoảng thời gian "nghỉ" giúp não bộ và cơ thể được lấy lại năng lượng, giúp bạn cân bằng tâm trạng, khiến tâm trạng được thoải mái, tiếp tục duy trì trạng thái làm việc.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu, tất nhiên sẽ có những lúc mệt mỏi đến độ chúng ta muốn bỏ cuộc.
Những lúc thế này, chính là cơ thể đang "báo hiệu" bạn phải nghỉ ngơi, không nên quá ép buộc bản thân.
Có nhiều bạn rất siêng năng, nhưng cũng chính vì vậy mà cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi.
Thế nên, hãy điều chỉnh tâm lí thật tốt, "giăng lưới" với một tâm trạng thoải mái, không nên quá căng thẳng, lo lắng.
Phần còn lại của công việc cần bạn có đủ tinh thần lực đi hoàn thành, nếu bạn không chịu sớm hồi phục, thì sẽ khó để đi tiếp.
(02)
Công việc và cuộc sống là hai thứ luôn đi song song với nhau. Sau một ngày bận rộn với công việc, về nhà còn phải giải quyết đủ thứ vụn vặt khác, khiến bạn mệt mỏi đến kiệt sức.
Nếu lúc này bạn lại tiếp tục cố chấp lấy sách ra đọc, nghiên cứu, thì chỉ khiến cơ thể thêm chán nản mà không tiếp thu được gì.
Người có ý chí kiên cường đến đâu đi nữa, cũng sẽ có lúc phải khuất phục khi cơ thể đã đạt quá mức chịu đựng.
Vì vậy, hãy cố gắng nỗ lực một cách thông minh, thực hiện mục tiêu trong tầm kiểm soát, cố gắng giảm bớt một số thứ không cần thiết trong cuộc sống.
Nhiều bạn trẻ than phiền rằng sau khi về nhà, còn phải chăm sóc con cái, cho thú cưng ăn, vậy mà gia đình không ai giúp đỡ.
Nếu đã như vậy, bạn nên chủ động giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người, để họ thấy rằng họ cũng phải có trách nhiệm gánh vác trong gia đình này.
Để giảm tiêu thụ năng lượng của bản thân, bạn phải học cách đưa ra những cách giải quyết vấn đề thực tế, cho dù đó là những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống, cũng nên sớm giải quyết triệt để.
(03)
Ngoài ra, bản thân chỉ nên thực hiện mục tiêu khi đã chuẩn bị kĩ càng về trạng thái tinh thần.
Đừng cố đặt mục tiêu quá lớn, bạn nghĩ bạn có thể dùng hai ngày đọc hết một quyển sách, nhưng thực tế có quá nhiều việc, và bạn không chạy theo kịp mục tiêu, thế là bỗng dưng việc đọc sách trở thành một gánh nặng...
Do đó, chúng ta nên đặt mục tiêu vừa phải với khả năng của mình. Dù đọc sách có 5 đến 10 phút cũng chẳng sao, miễn là chúng ta biết cách lọc ý, nắm bắt ý chính cũng như kiên trì với nó.
Đừng dồn lượng công việc của hôm nay cho ngày mai. Nhiều người thường nghĩ: "Việc hôm nay ít, đơn giản, vậy thôi để mai làm luôn."
Làm quá nhiều hoặc làm quá ít đều không thể, trong kế hoạch của bạn nên hoạch định số lượng vừa tầm. Và nhớ kĩ vấn đề: Đừng trì hoãn!