Ngôi sao người Mỹ Chrissy Teigen từng tạo nên làn song dư luận hồi tháng 3 vừa qua khi tiết lộ cô bị trầm cảm sau sinh.
Thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật tại Mỹ (CDC), trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến 10-20% phụ nữ ở Mỹ.
Không chỉ riêng, Chrissy Teigen, các ngôi sao Hayden Panettiere, Courteney Cox và Gwyneth Paltrow cũng nằm trong 10-20% phụ nữ ở Mỹ phải hứng chịu chứng trầm cảm sau sinh.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, nhiều phụ nữ vẫn chưa nhận thức được, thậm chí giấu kín cảm giác trầm cảm sau sinh mà họ phải trải qua.
Điển hình là trường hợp của blogger người Mỹ, Jamie Fuller, mẹ của 4 đứa con đã từng trải qua 2 lần trầm cảm sau sinh sau khi sinh con thứ 2 hồi năm 2011 và con thứ tư năm 2015. Cô cho biết chính cô cũng từng cảm thấy xấu hổ, giấu kín tình trạng của mình.
Cô Jamie cùng chồng và 4 đứa con.
Sau khi sinh đứa con thứ 2 hồi năm 2011, Jamie thậm chí phải cấp cứu vì trầm cảm. Cô không thể ăn gì, không thể hoạt động bình thường, không thể tập trung, thậm chí không thể ngồi xuống và xem tivi. Cảm giác duy nhất của cô là chán nản, mệt mỏi và lo lắng nhưng lại không thể bật khóc.
Tình trạng này thuyên giảm và biến mất sau vài tháng cho đến năm 2015, sau khi sinh con thứ 4, Jamie lại phải đối mặt với chứng trào ngược axit đến mức không thở được phải cấp cứu. 3 tuần sau khi sinh, Jamie tiếp tục phải nhập viện cấp cứu vì chứng hậu sản và trầm cảm sau sinh.
Sau khi trải qua giai đoạn trầm cảm nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp từ người chồng, Jamie cảm thấy mình cần phải làm gì đó để giúp những phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh mạnh dạn chia sẻ, vượt qua khó khăn.
Chính vì vậy, Jamie (33 tuổi) đã viết một loạt bài về câu chuyện của chính mình cũng như cách phát hiện các triệu chứng trầm cảm sau sinh trên trang wed Mommy in Flats.
10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh của cô Jamie
1. Dễ cáu kỉnh. Jamie cho biết: "Không có gì đáng lo ngại nếu bạn chỉ cáu kỉnh một chút. Nhưng tình hình có vẻ không ổn nếu mỗi ngày bạn cáu kỉnh, la hét nhiều lần, khó kiểm soát tính khí, giận dữ cả với những đồ vật vô tri vô giác, thiếu kiên nhẫn... có thể bạn đang ở trong giai đoạn đầu của trầm cảm sau sinh".
2. Đau tim hoặc đánh trống ngực. "Lo lắng có thể làm tăng nhịp tim và gây tình trạng đánh trống ngực. Khi mức độ lo lắng tăng lên, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch. Đây cũng là mootjt rong những dấu hiệu của trầm cảm".
3. Có tư tưởng chủ nghĩa cầu toàn ám ảnh. Jamie cho biết, biểu hiện của dấu hiệu này thường là bực bội với những gì không vừa lòng với ý muốn của chính mình. Thậm chí, khi trải qua cảm giác này bạn nhất quyết phải đòi hỏi mọi thứ phải theo ý mình bằng được mặc dù nó không đúng hoặc khó có thể xảy ra.
4. Mất cảm giác thèm ăn. Mất cảm giác them ăn là một trong những dấu hiệu căng thẳng. Thực tế, các chuyên gia y tế sẽ không khẳng định trầm cảm sau sinh gây ra chứng chán ăn.
"Tuy nhiên, tôi là bằng chứng sống chứng minh điều này, mọi thứ đưa vào miệng tôi đều cảm thấy đau, không muốn thử", Jamie cho biết.
Thậm chí, khi đã thay đổi chế độ ăn uống là loại bỏ hết các thực phẩm gây dị ứng mà vẫn xuất hiện các triệu chứng như phát ban, khó thở, trào ngược axit và đau tim, đây là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
5. Nhạy cảm với tiếng động. "Đột nhiên bạn cảm thấy rằng mình không thể chịu đựng được bất cứ âm thanh nào, kể cả tiếng nhai thức ăn, khó chịu khi đứng ở đám đông… hãy xem xét đến nguy cơ trầm cảm".
6. Rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu như khó ngủ, ngủ quên, hay thức giấc, thức dậy sớm hơn bình thường có thể là dấu hiệu của sự lo lắng, thậm chí là trầm cảm.
7. Vô tâm hoặc rất nhạy cảm. Jamie cho biết, dấu hiệu chứng trầm cảm sau sinh có thể đi theo 2 hướng. Hoặc là bạn trở nên vô cảm và không quan tâm bất cứ thứ gì. Nhưng cũng có lúc cảm xúc của bạn bỗng dưng bùng nổ, rất nhạy cảm không rõ lý do mà bạn không thể nào kiểm soát được.
Nếu bạn trải qua 1 trong 2 triệu chứng này vượt quá mức kiểm soát, đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
8. Giảm cân không rõ lý do. Tất cả các bà mẹ sau sinh đều muốn giảm cân thật nhanh, nhưng việc giảm cân nhanh không rõ lý do có thể là dấu hiệu thể chất hoặc tinh thần bạn đang có vấn đề.
9. Mất khả năng tập trung hoặc thư giãn. Jamie cho biết: "Bạn không thể ngồi yên, không thể tập trung vào một việc gì đó dù là chỉ vài phút. Bạn cảm thấy mình kích động, đây cũng có thể là dấu hiệu của lo lắng, trầm cảm sau sinh".
10. Vô cảm. "Đột nhiên bạn cảm thấy vô cảm với những gì bạn thích, bạn đam mê trước đó. Bạn không còn cảm thấy bất cứ hy vọng gì từ tương lai. Bạn tự hỏi tại sao mình lại phải bận tâm đến việc bước xuống giường mỗi ngày!" Đây là một trong những dấu hiệu chính của trầm cảm sau sinh.
Hành trình vượt qua trầm cảm và chỗ dựa vững chắc từ người chồng
Jonathan Fuller, chồng của chị Jamie cho hay, khi chứng kiến vợ mình vật lộn với lo lăng, trầm cảm, anh cảm thấy mình đau đớn, bất lực đến mức như chỉ còn cảm giác sống để tồn tại.
Anh Jonathan, chồng của chị Jamie cho biết, điều quan trọng nhất mà người chồng có thể làm cho vợ mình là giúp đỡ vợ chứ đừng tìm cách khắc phục các triệu chứng.
Anh Jonathan là chỗ dựa vững chắc giúp vợ vượt qua chứng trầm cảm sau sinh.
Anh đã thực hiện giúp đỡ, hỗ trợ vợ mình bằng cách chuyển công việc về nhà làm, để tiện chăm sóc con cái giúp vợ mình có thể ngủ thêm.
"Tôi nhận ra rằng, vợ tôi có đủ sức mạnh để vượt qua mà không cần tôi phải can thiệp", anh này chia sẻ.
Anh Jonathan chuyển công việc về nhà để tiện chăm sóc con cái giúp vợ.
Các chuyên gia cũng cho biết, chính người chồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh.
"Tuyệt vọng" được xem là một trong những cảm giác chính của nhiều sản phụ sau sinh vài tuần đầu, nhiều người cảm thấy suy sụp do thiếu thời gian và chưa thể thích nghi được với vai trò làm mẹ trong thời gian đầu.
Điều này khiến họ phải chịu những tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục, theo cảnh báo của Trung tâm Y tế Tây Nam UT, Dallas.
Một vài người chồng cũng phải trải qua cảm giác tương tự. Những người mắc phải triệu chứng trầm cảm nặng có thể cần sự trợ giúp của gia đình hoặc liệu pháp điều trị tâm lý đi kèm với dung thuốc.
*Theo Dailymail