1. Làm giả hồ sơ bắt giữ, từng bước lừa người dân
Bà Ngô năm nay 75 tuổi, đã nghỉ hưu từ lâu, lương hưu hàng tháng ở mức khá, đủ để bà sống một cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc, thậm chí còn tiết kiệm được một khoản lớn.
Thường ngày, sau bữa sáng, bà ra ngoài đi dạo, trò chuyện cùng bạn bè, tận hưởng một ngày ý nghĩa. Cho đến một ngày, một sự việc xảy ra khiến bà Ngô rơi vào tình trạng vô cùng hoảng loạn. Một cuộc gọi quốc tế tới điện thoại bà.
Nhìn vào số điện thoại lạ, thông thường, bà sẽ không bao giờ trả lời, tuy nhiên, không rõ điều gì đã thôi thúc bà nhấc máy. Bên kia điện thoại là một người đàn ông tự xưng là cảnh sát, tự nhận là công an của Cục Công an tỉnh Quảng Đông.
Bà Ngô hoàn toàn bối rối. Ngay sau đó, người đàn ông bên kia điện thoại đã nói với giọng nghiêm khắc, trình bày rằng Cục Công an tỉnh Quảng Đông đang tiến hành điều tra liên quan đến các hoạt động phạm pháp ở nước ngoài, trong quá trình điều tra phát hiện nghi phạm tên có liên quan đến rửa tiền và hoạt động rửa tiền liên quan đến nhiều thẻ ngân hàng, một trong số đó là thẻ của bà Ngô.
Người đàn ông nói tiếp rằng vì chiếc thẻ ngân hàng này, bà Ngô bị nghi ngờ có liên quan đến tội phạm và cần chuyển số tiền trong thẻ vào tài khoản do cơ quan quản lý chỉ định để các chuyên gia giám sát quỹ. Sau khi điều tra rõ ràng tình tiết tội phạm, nếu thực sự có liên quan thì bà Ngô thì sẽ bắt giữ, nếu không thì số tiền sẽ được trả lại.
Bà Ngô không tin, run rẩy cất tiếng giải thích, nhưng phía đối diện đã gửi cho bà một bức ảnh khiến bà phải khuất phục. Đó là hồ sơ bắt giữ, trên tờ giấy có đầy đủ thông tin cá nhân của bà.
Phía “công an” liên tục nhấn mạnh nếu không tuân theo bà Ngô sẽ bị truy nã và bắt giữ, đây chính là cách khơi dậy nỗi sợ hãi ở nạn nhân và khiến họ mất khả năng phán đoán trong cơn hoảng loạn tột độ.
Toàn bộ lệnh bắt tội phạm đầy sơ hở, tuy nhiên, đối với những người già có khả năng phán đoán kém thì điều này đã rất thuyết phục.
2. Thoát bẫy trong gang tấc
Thế là bà Ngô đã đến ngân hàng để chuyển toàn bộ 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ VNĐ) tiết kiệm cho “công an”. Mặc dù tin vào những gì kẻ lừa đảo nói nhưng bà vẫn có những nghi ngờ nhất định.
Đến quầy giao dịch, thay vì nói chuyện bình thường với nhân viên, bà đưa người đó một tờ giấy có ghi 10 chữ: “Đừng nói chuyện với tôi. Tôi đang bị theo dõi.”
Người nhân viên có chút sững sờ nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, đồng ý với yêu cầu của bà và giao tiếp qua tờ giấy nhỏ. Trông có vẻ như cô ta đang thực hiện giao dịch cho khách hàng nhưng thực chất đang báo cáo với bộ phận an ninh.
Chỉ 10 phút sau, công an ập tới ngân hàng, lúc này bà Ngô vẫn hoảng sợ tưởng rằng mình bị bắt giữ nên liên tục chắp tay giải thích, chỉ cho đến khi cô nhân viên và cảnh sát giải thích, trấn an bà mới có thể bình tĩnh lại.
Bà Ngô được đưa về đồn để thu thập thông tin, tuy nhiên số điện thoại lừa đảo thuộc vùng quốc tế nên công an cần thêm thời gian để tìm ra đường dây đằng sau.
Nhằm ngăn chặn các vụ lừa đảo, ngoài việc điều tra, bắt giữ những đối tượng lừa đảo, chúng ta còn phải phổ biến kiến thức chống lừa đảo, đặc biệt đến với những người lớn tuổi, những người chưa quen với công nghệ mới, không phân biệt được thông tin thật giả, đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.