Ba Lan đột phá
Kho vũ khí xe tăng hiện đại và lớn nhất thế giới trong tương lai sẽ sớm thuộc về Ba Lan chứ không phải bất kỳ cường quốc nào khác.
Sau các diễn biến xung đột gần đây, chính phủ Ba Lan đang bắt tay vào việc nâng cấp các lực lượng thiết giáp trị giá hàng tỷ USD. Hướng cải tiến mới nhằm mục đích răn đe và nếu cần thiết có thể ngăn chặn bước tiến của địch thủ trong trường hợp xấu.
Việc Warsaw mua gần 1.300 xe tăng mới của Mỹ và Hàn Quốc là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy điều này.
Tuần trước, Sterling Heights, General Dynamics Land Systems có trụ sở tại Michigan đã công bố hợp đồng với chính phủ Ba Lan để chế tạo 250 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams.
Thương thảo này trị giá 1,15 tỷ USD, tương đương 4,6 triệu USD cho mỗi xe tăng. Đây mới chỉ là một phần của thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD thậm chí còn lớn hơn bao gồm 26 xe bọc thép M88A2 Hercules, 17 xe cầu liên hợp M1110, 776 súng máy xe tăng và khoảng 33.000 đạn dược xe tăng.
Thỏa thuận cũng bao gồm đào tạo mô phỏng, hướng dẫn kỹ thuật và quỹ chi trả cho 74 nhân viên của chính phủ và nhà thầu dân sự Mỹ trong 5 năm tới.
250 xe tăng Abrams sẽ được biên chế cho Lữ đoàn Thiết giáp Warsaw số 1, thuộc Sư đoàn Cơ giới 18 mới được nâng cấp.
Những chiếc xe tăng đầu tiên sẽ đến vào năm 2025. Trong khi đó, Quân đội Mỹ đang cho Lực lượng Mặt đất Ba Lan mượn 28 xe tăng M1A2, được sử dụng tại Học viện Huấn luyện Xe tăng Abram mới tại Khu vực Huấn luyện Biedrusko của Ba Lan.
M1A2SEPv3 là phiên bản mới nhất của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. Được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, M1A2SEPv3 trải qua hơn bốn thập kỷ cải tiến, sở hữu vũ khí chính 120 mm; giáp uranium nghèo; súng máy điều khiển từ xa CROWS-LP; kính ngắm hồng ngoại thế hệ thứ ba; phần cứng và phần mềm chỉ huy, điều khiển và truyền thông kỹ thuật số; và Liên kết Dữ liệu Đạn dược mới, cho phép xe tăng sử dụng đạn súng tăng điều khiển bằng máy tính.
Đội xe tăng lớn nhất thế giới
Thỏa thuận này được đưa ra sau một thỏa thuận thậm chí còn lớn hơn giữa Ba Lan và Hàn Quốc với 980 xe tăng K2 Black Panther, 648 pháo tự hành K-9 Krab và 48 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến FA-50. Ba Lan sẽ nhập khẩu lô đầu tiên gồm 180 xe tăng K2PL, cùng với 800 xe tăng khác được sản xuất tại Ba Lan, với tên gọi "Wilk" ("Wolf").
Được phát triển bởi Hyundai, K2PL là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Hàn Quốc và cùng chủng loại với xe tăng Abrams của Mỹ. Giống như Abrams, K2PL cũng được trang bị vũ khí chính 120 mm, mặc dù nòng súng dài hơn.
Vũ khí xe tăng cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, giảm kíp lái xuống còn ba người. K2PL được bọc thép dày và trang bị Hệ thống Bảo vệ Chủ động của Hàn Quốc, được thiết kế để đánh chặn rocket và tên lửa chống tăng bay tới. K2PL nặng 55 tấn, nhẹ hơn M1 Abrams 68 tấn.
Xe tăng M1A2 và K2PL sẽ thay thế xe tăng T-72 thời Chiến tranh Lạnh, xe tăng PT-91 Twardy và xe tăng Leopard 2PL trong biên chế Quân đội Ba Lan.
Các hợp đồng mới sẽ đưa Ba Lan sở hữu từ 972 xe tăng cũ lên 1.280 xe tăng mới. Ba Lan cũng có Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 ( HIMARS) theo đơn đặt hàng, cũng như chiến đấu cơ F-35.
Ba Lan nằm ở trung tâm châu Âu, đã phải trải qua rất nhiều các cuộc xung đột quyền lực ở châu Âu. Ba Lan hiện đại đang có quan hệ gắn bó với phương Tây, nền kinh tế đang bùng nổ cho phép nước này chi tới 3% GDP cho quốc phòng - nhiều gấp đôi so với Đức.
1.230 xe tăng mới sẽ dễ dàng đưa đội xe tăng của Ba Lan trở thành đội xe lớn nhất và hiện đại nhất trong khối NATO châu Âu.
Vào những năm 2030, Ba Lan sẽ có nhiều xe tăng hơn so với Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Ý cộng lại.
Nga là quốc gia vận hành đội xe tăng lớn nhất thế giới, với 2.800 xe tăng đang hoạt động, cùng với 10.000 xe tăng cũ khác đang được cất giữ.
Quân đội Mỹ đứng thứ hai có 6.333 xe tăng, với khoảng một nửa trong số đó đang hoạt động. Trung Quốc đứng thứ ba với ước tính khoảng 5.800 xe tăng.