Bà cụ lượm rác nuôi nấng đứa trẻ mình nhặt được khôn lớn, ngày cô bé vào đại học, một chiếc xe cảnh sát bất ngờ dừng ngay trước cửa

Thiên An |

Dưới sự nuôi dưỡng và tình yêu thương của bà, cô bé đã lớn lên khỏe mạnh và rất giỏi giang.

Những đứa trẻ là niềm hy vọng và tương lai của một gia đình, chúng thường mang trên mình kỳ vọng lớn lao của cha mẹ, ông bà. Bởi vậy nên mới có câu thà mình chịu khổ còn hơn con cháu chịu khổ. Thế nhưng, không phải tất cả cha mẹ trên đời đều như vậy. Có một số người cha người mẹ sau khi sinh con ra, vì nhiều lý do khác nhau mà không thể nuôi dưỡng được đứa trẻ và họ chọn cách giải quyết vô trách nhiệm, thậm chí vi phạm pháp luật, đó chính là bỏ rơi con cái.

Quyên Quyên (Thiên Tân, Trung Quốc) cũng là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Mặc dù số phận của cô rất khắc nghiệt khi từ nhỏ đã bị bố mẹ bỏ rơi nhưng may mắn là cô đã được một bà cụ nhặt rác tốt bụng tên Tôn Lễ Phượng nhặt được ở ven đường và nhận nuôi.

 - Ảnh 1.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng bà Tôn Lễ Phụng vẫn quyết định nuôi dưỡng Quyên Quyên. (Ảnh minh họa)

Được biết, Tôn Lễ Phụng chỉ là một cụ bà sống nhờ việc nhặt phế liệu. Sau khi nhặt được Quyên Quyên, bà Tôn Lễ Phụng đã dùng những đồng lương hưu ít ỏi và thu nhập từ việc nhặt rác để nuôi cháu gái khôn lớn.

Theo thời gian, Quyên Quyên lớn dần. Bà Tôn chưa bao giờ nghĩ đến việc giấu giếm Quyên Quyên về thân thế của cô. Từ bé, Quyên Quyên đã biết mình không phải cháu gái ruột của bà, nhưng bà lại đối xử với cô tốt hơn tất cả những đứa trẻ khác, coi cô vừa là con gái vừa là cháu gái, dành hết tình yêu thương cho cô. Điều này khiến Quyên Quyên cảm thấy mình không thua kém gì những đứa trẻ có cha mẹ đầy đủ và cô rất cảm kích trong lòng.

Hồi còn nhỏ, Quyên Quyên từng có ý định đi tìm cha mẹ ruột của mình nhưng sau khi cô lớn lên từng ngày và thấy bà dần già yếu, Quyên Quyên đã từ bỏ ý định này. Cô nghĩ rằng sau này chỉ cần sống bên bà, hai bà cháu nương tựa vào nhau, vậy cũng đủ rồi.

Dù cuộc sống rất khó khăn nhưng Quyên Quyên rất chăm chỉ và nghiêm túc trong học tập. Cô là đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc ở lớp từ nhỏ, ngày nào cũng là người đến trường sớm nhất và tan học muộn nhất. Các thầy cô đều rất thương Quyên Quyên, thường xuyên mua đồ dùng học tập cho cô. Họ đều nghĩ rằng Quyên Quyên nhất định có thể đỗ vào một trường đại học tốt. Căn nhà nhỏ của hai bà cháu cũng dán đầy các loại giấy khen của Quyên Quyên.

Ước mơ của Quyên Quyên là vào được một trường đại học tốt. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô đã đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Dù rất vui nhưng trong lòng cô cũng có những lo lắng về việc học phí đắt đỏ, khó có thể trang trải được. Thời điểm đó, Quyên Quyên đã nghĩ đến việc bỏ học vì không muốn bà phải vất vả nhưng bà cô không đồng ý. Hàng ngày, bà đều cố gắng đi thu gom phế liệu để bán lấy tiền, lưng bà ngày một còng đi.

 - Ảnh 2.

Lúc Quyên Quyên lớn lên cũng là lúc lưng bà Tôn ngày một còng xuống. (Ảnh minh họa)

Nhưng dù đã rất cố gắng, hai bà cháu cũng chỉ gom được hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), vẫn còn thiếu tới 8.000 tệ (khoảng 28 triệu đồng) học phí. Đúng lúc người bà không biết phải làm sao, một ngày nọ, một chiếc xe cảnh sát bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà. Một người đàn ông và một người phụ nữ bước xuống khỏi xe. Sau khi hỏi thăm đơn giản mới biết, họ chính là cha mẹ ruột của Quyên Quyên!

Vừa nhìn thấy con gái, cha mẹ Quyên Quyên đã bật khóc. Họ liên tục xin lỗi Quyên Quyên và cầu xin sự tha thứ của cô. Họ nói rằng việc bỏ rơi cô là do bất đắc dĩ. Sau khi sự việc xảy ra, họ vô cùng hối hận, ngày ngày sống trong sự tự trách, ăn không ngon ngủ không yên. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát, vượt qua nhiều trở ngại, họ mới tìm được đến đây.

Vì Quyên Quyên được bà Tôn Lễ Phượng nuôi dưỡng rất tốt nên cô không hề có cảm giác xa lạ với cha mẹ ruột. Tuy nhiên, khi cha mẹ muốn đưa cô đi, cô lại thể hiện sự phản kháng rất mạnh mẽ, dù thế nào cũng không chịu rời đi. Tìm hiểu mới biết, Quyên Quyên lo lắng sau khi cô đi sẽ không có ai chăm sóc bà. Vậy nên, dù có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn nếu trở về với bố mẹ nhưng cô vẫn từ chối, vì cô không yên tâm về bà.

Biết được lý do, cha mẹ Quyên Quyên đã có một quyết định rất cảm động, đó chính là đón cả bà Tôn Lễ Phượng tới sống chung với họ, cả hai coi bà Tôn như mẹ ruột của mình mà chăm sóc, bởi dù sao nếu không có bà Tôn, con gái Quyên Quyên của họ có thể đã không còn trên đời này.

 - Ảnh 3.

Sau cùng, chính cha mẹ ruột của Quyên Quyên cũng có một quyết định rất ý nghĩa. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, mặc dù Quyên Quyên bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ nhưng cô đã may mắn gặp được "bà tiên tốt bụng" Tôn Lễ Phượng – người đã nuôi nấng, dạy dỗ cô nên người, đó là một may mắn trong bất hạnh. Bên cạnh đó, Quyên Quyên cũng là một đứa trẻ biết biết ơn, không quên đi mối ân tình bà dành cho mình. Quả thực là một câu chuyện hết sức cảm động.

Câu chuyện của Quyên Quyên và bà Tôn Lễ Phượng đã cho thấy giá trị to lớn của tình thương và sự giáo dục trong gia đình. Mặc dù Quyên Quyên không may mắn có được tình thương từ cha mẹ ruột từ nhỏ, nhưng bà Tôn đã bù đắp cho cô tình yêu thương vô bờ bến cùng với sự dạy dỗ chu đáo. Bà Tôn chính là người mẹ, người bà, người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời Quyên Quyên, đã hình thành nên nhân cách và bản lĩnh của cô.

Với tình yêu và sự quan tâm không ngừng, bà Tôn đã giúp Quyên Quyên phát triển thành một người có đức hạnh, trí tuệ và độc lập. Bà đã chứng minh rằng, không gì có thể cản trở được sức mạnh của tình thương và giáo dục - đó là nền tảng vững chắc cho một tương lai tươi sáng dành cho mỗi đứa trẻ, dù xuất thân từ hoàn cảnh nào.

Khi cha mẹ ruột của Quyên Quyên trở lại và muốn bù đắp cho những sai lầm trong quá khứ, Quyên Quyên đã cho thấy lòng trung thành và tình cảm sâu đậm dành cho bà Tôn - người đã không chỉ nuôi cô lớn mà còn dạy cô biết yêu thương và trách nhiệm. Quyết định của cha mẹ Quyên Quyên trong việc đưa bà Tôn về sống cùng cũng là một hành động đẹp, thể hiện sự nhận ra và trân trọng giá trị của tình thương mà bà đã dành cho Quyên Quyên.

Sau tất cả, tình thương và giáo dục gia đình chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi đứa trẻ, dẫn lối chúng trên con đường đời đầy rẫy thử thách. Chúng ta cần phải thấu hiểu điều này và cố gắng tạo dựng một môi trường gia đình đầy tình thương và học hỏi, để mỗi đứa trẻ có thể phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho xã hội.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại