Theo Bộ Y tế, nghiên cứu tồn lưu miễn dịch với vi rút sởi ở trẻ 2-9 tháng tuổi tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2015 cho thấy: Tỷ lệ trẻ 2-9 tháng tuổi có kháng thể kháng sởi (kháng thể IgG) đủ bảo vệ chỉ đạt 13,1%.
Kháng thể sởi thấp
Tỷ lệ trẻ không được bảo vệ phòng bệnh sởi chiếm 86,9%. Tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ cao nhất ở nhóm trẻ 2 tháng tuổi (35,1%), tiếp theo là nhóm 3-5 tháng tuổi (21,3%), thấp nhất ở nhóm 6-9 tháng tuổi (0,5%).
Trẻ lớn tuổi nhất còn kháng thể bảo vệ là 6,7 tháng tuổi. Tất cả (100%) trẻ từ 7-9 tháng tuổi không còn kháng thể bảo vệ.
Nhóm trẻ có mẹ đã từng mắc sởi có tỷ lệ bảo vệ 22,8% cao gấp 2,5 lần so với nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi và chưa từng tiêm vắc xin sởi.
Nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi nhưng đã từng tiêm vắc xin sởi có tỷ lệ bảo vệ 11,5% cao gấp 1,1 lần so với nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi và chưa từng tiêm vắc xin nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Với nghiên cứu đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng sởi ở cặp mẹ con khám thai và sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2016 đưa ra kết quả: Có 71,7% bà mẹ mang thai có kháng thể IgG kháng sởi dương tính; 28,3% âm tính với xét nghiệm IgG kháng sởi.
Tỷ lệ dương tính với kháng thể kháng sởi cao nhất ở phụ nữ ≥ 30 tuổi (90,5%) và nhóm 25-29 tuổi (74,2%) gấp 9,5 lần và 2,9 lần so với nhóm 18-19 tuổi (50%).
Tuổi bà mẹ càng lớn thì tỷ lệ trẻ sơ sinh được bảo vệ càng cao. Tỷ lệ này ở trẻ sinh ra từ nhóm bà mẹ ≥30 tuổi cao hơn 8,1 lần so với ở trẻ sinh ra từ nhóm các bà mẹ 18-19 tuổi.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thay thế vắc xin sởi - rubella của Ấn Độ bằng vắc xin sởi - rubella do Việt Nam sản xuất.
Thay thế Quinvaxem
Cũng trong buổi hội thảo, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết sắp tới sẽ thay thế hoàn toàn vắc xin Quinvaxem.
Vắc xin được thay thế là vắc xin phối hợp 5 trong 1 có tên ComBe Five phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Đây đều là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Quy cách đóng lọ, bảo quản, lịch tiêm của vắc xin ComBe Five giống với Quinvaxem. Điểm khác của vắc xin chỉ là dùng tên thương mại khác nhau.
Tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ComBe Five do Ấn Độ cung cấp có tương tự như các vắc xin 5 trong 1 có cùng thành phần. Vắc xin này đã đạt thẩm định của WHO năm 2012, vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam ngày 30/5/2017.
Trên thế giới là vắc xin ComBe Five đã có trên 400 triệu liều trên 43 quốc gia.
"Trước đó, vắc xin ComBe Five đã được sử dụng tại 4 địa phương huyện của tỉnh Hà Nam trong năm 2016 chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày tiêm đầu tiên như sau: phản ứng đau tại chỗ quầng đỏ tỷ lệ 5_ 15%, tỷ lệ sốt 34-39%, không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng sau tiêm", PGS.TS Dương nói.
Dự kiến vắc xin ComBe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6 và 7 năm 2018.
Theo đó, lịch tiêm chủng sẽ không có sự thay đổi so với vắc xin Quinvaxem, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vào thời điểm 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.
Với trường hợp trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem sẽ tiếp tục sử dụng vắc xin ComBe Five cho các mũi tiêm tiếp theo.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để đề phòng các bệnh