Tuyên bố này được Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds đưa ra vào ngày 12-12, cùng ngày với việc nước này tiếp nhận 7 chiếc F-35A tại căn cứ Williamtown của tại bang New South Wales.
Trước đó, Không quân Hoàng gia Australia đã tiến hành chuyến bay cuối cùng của tiêm kích Boeing F/A-18A/B Hornet trước khi chính thức loại biên sau thời gian dài hoạt động.
Bà Reynolds khẳng định, quyết định mua thêm tiêm kích F-35A là minh chứng cho cam kết của Canberra đối với kế hoạch trang bị tổng cộng 72 chiếc (giảm từ 100 chiếc so với dự định ban đầu vì đội giá) và được chia làm nhiều hợp đồng nhỏ với tất cả các máy bay dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2023.
Australia loại bỏ phi đội 71 máy bay F/A-18A/B. Ảnh: Asian Defence News.
Hiện tại, lực lượng không quân Australia đã nhận 18 máy bay F-35A, trong đó có 5 chiếc vẫn đang ở căn cứ không quân Luke ở Mỹ để phục vụ công tác đào tạo phi công, kỹ thuật viên.
Máy bay có ba phiên bản F-35A, F-35B và F-35C. Về tính năng, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn còn F-35C có thể triển khai trên các tàu sân bay.
Tiêm kích F-35 do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cùng các đối tác chế tạo được quảng cáo là máy bay chiến đấu tối tân nhất hiện nay, được phát triển trong khuôn khổ chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử quân sự thế giới với ước tính lên tới 1.500 tỷ USD.
Việc giá thành F-35 giảm từ 150 triệu USD xuống 80 triệu USD (đối với bản F-35A) gần đây và có thể còn thấp hơn trong tương lai được kỳ vọng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho dòng tiêm kích này trên thị trường quốc tế.