Theo Asia Times, trước khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ngày nay, hiện tại là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới bao gồm sự tham gia của 15 quốc gia châu Á, các chính trị gia đã phải chấp nhận việc Ấn Độ ra khỏi hiệp ước với lý do bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP vào tháng 11/2019 sau khi tham gia 28/31 vòng đàm phán kéo dài trong 6 năm. Quyết định của Ấn Độ đã được thông báo vào năm ngoái trong một tuyên bố chung ở phiên bế mạc thượng đinh ASEAN ở Bangkok, khẳng định Ấn Độ vẫn tồn tại "các vấn đề quan trọng chưa giải quyết".
Quyết định của New Delhi khiến các nhà sản xuất và chế tạo Ấn Độ phải chịu làn sóng nhập khẩu giá rẻ chủ yếu từ Trung Quốc sản xuất – dòng thương mại bất bình đẳng mà các quan chức Ấn Độ lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho hàng triệu doanh nghiệp, ngành công nghiệp và việc làm ở địa phương.
Theo Asia Times, ngành dệt may, nông nghiệp và sửa chữa của Ấn Độ đã sử dụng hàng trăm triệu lao động cũng được xem là những ngành dễ tổn thương nhất trước các hàng nhập khẩu của Trung Quốc và các nước kỳ RCEP khác. Theo số liệu thống kê chính thức của Ấn Độ, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Ấn Độ - đạt 48,6 tỷ đôla trong giai đoạn tài khóa 2019-2020.
Căng thẳng Trung Quốc và Ấn Độ sau cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Himalaya đã ảnh hưởng đến thương mại hai nước, ước tính giảm 7% so với năm ngoái – mức giảm sâu nhất kể từ năm 2012-2013. Sự sụt giảm đánh dấu sự đảo ngược ổn định trong tăng trưởng thương mại song phương, tăng 3,2% trong năm 2018-2019 và 22% trong giai đoạn 2017-2018.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết các đối thoại của RCEP gần đây không giải quyết được các vấn đề và mối quan tâm của New Delhi mặc dù Ấn Độ vẫn cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại với ASEAN. RCEP cũng có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia.
"New Zealand, Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia đều đang vận động Ấn Độ xem xét lại lập trường của nước này, trong đó thông qua một điều khoản đặc biệt của hiệp định. Tuy nhiên, sự thay đổi lập trường dường như được đánh giá khó khăn. Ấn Độ được xem là đang hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) vì đây không phải là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu mà là phụ thuộc vào nhập khẩu. Ấn Độ trong RCEP sẽ tạo ra một FTA cửa sau với Trung Quốc", nhà địa chiến lược nổi tiếng người Ấn Độ Brahma Chellany nhấn mạnh.
Những người ủng hộ RCEP nói rằng việc tham gia hiệp định này sẽ giúp các quốc gia thành viên vượt qua khủng hoảng kinh tế của đại dịch bao gồm việc tham gia nhiều hơn và hỗ trợ tiếp cận chuỗi cung ứng khu vực.
Giới quan sát nhận định Trung Quốc đã hồi phục nhanh chóng hậu dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, châu Âu và Mỹ vẫn đang đối mặt với suy thoái kinh tế khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến nghiêm trọng.
Với 8,8 triệu ca nhiễm Covid-19, Ấn Độ là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ giảm 23,9% tính vào thời điểm kết thúc Quý 2 nhưng hiện tại đã có tín hiệu hồi phục.
"Chuỗi giá trị đánh giá giá trị thực của RCEP đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây không chỉ là một hiệp định thương mại lớn mà còn có ảnh hưởng hỗ trợ chuỗi giá trị toàn cầu. Thay vì chỉ nới lỏng liên kết song phương, RCEP sẽ thực sự mở khóa các chuỗi giá trị khu vực", ông Wilson viết.
"Lựa chọn không tham gia RCEP có nghĩa là Ấn Độ sẽ bị cô lập trong vòng tiếp theo của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, đối với các thành viên khác của RCEP thì điều này có nghĩa là họ sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực", ông Liu Zongyi – Tổng thư ký Trung tâm nghiên cứu về hợp tác Trung Quốc – Nam Á tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải đã viết trên tờ Global Times.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ phản đối tiêu chí bảo vệ lợi ích trong nước từ mặt hàng nhập khẩu giá rẻ.
"Khi tôi cân nhắc đến thỏa thuận RCEP liên quan đến lợi ích của người dân Ấn Độ thì không hề nhận được câu trả lời tích cực. Do đó, Ấn Độ chưa tham gia RCEP', Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong một tuyên bố tại thượng đỉnh RCEP ở Bangkok năm ngoái.
Ngành công nghiệp Ấn Độ vốn tồn tại các căng thẳng trước sự gia tăng mạnh mẽ của ngành nhập khẩu từ Trung Quốc bởi tác động tiêu cực đến các nhà máy vừa và nhỏ nói riêng. Đồng thời, xuất khẩu của Ấn Độ thường bị chặn bởi hàng rào phi thuế quan do Trung Quốc áp đặt.
Giới phân tích cho rằng New Delhi có khả năng sẽ hướng tới một phiên bản mới của Hiệp định thương mại tự do toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặc biệt nếu có sự tham gia của Mỹ sẽ càng tốt kể từ sau khi Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định này.
Ấn Độ có thể đang hi vọng sự thay đổi ở chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden.