Asia Times: ‘Con hổ kinh tế’ Việt Nam bắt đầu gầm

Hoàng Trang |

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn thứ sáu của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu vào năm 2022.

Asia Times: ‘Con hổ kinh tế’ Việt Nam bắt đầu gầm - Ảnh 1.

Tiêu đề của bài báo đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam được đăng trên trang Asia Times.

Theo trang Asia Times, bước nhảy vọt này thể hiện một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ không còn là hàng dệt may, thay vào đó là các sản phẩm công nghệ cao.

Đến cuối năm 2023, nhiều sản phẩm chủ lực của tập đoàn công nghệ Apple sẽ được lắp ráp tại Việt Nam. Thay vì cạnh tranh với danh hiệu “công xưởng thế giới” của Trung Quốc, Việt Nam đã tự coi mình là điểm đến sản xuất bổ sung cho Trung Quốc trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi làm như vậy, Việt Nam đã chiếm được một số thị phần xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc và được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ hoạt động tách rời kinh tế Mỹ-Trung.

Việt Nam đã cung cấp môi trường “trung lập” cần thiết để các công ty fintech (công nghệ tài chính) nước ngoài giảm thiểu rủi ro và định hướng lại trước sự cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung.

Nổi bật trong đó là việc tập đoàn Apple chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và tập đoàn Amkor Technology có trụ sở tại Mỹ đầu tư 1,6 tỷ USD cho nhà máy sản xuất chất bán dẫn. Việt Nam cũng đang chào đón tập đoàn Huawei của Trung Quốc trở lại.

Việt Nam có tiềm năng trở thành nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao lớn thứ tư sau Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Đức. Mặc dù Việt Nam hiện giữ vị trí thứ bảy nhưng tốc độ tăng trưởng là không có đối thủ. Hàng hóa công nghệ cao chiếm tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam đạt 42% vào năm 2020, tăng từ mức 13% của năm 2010.

Theo một số khía cạnh, Việt Nam đang “theo sau” Trung Quốc trong nỗ lực trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao. Nhưng đường lối của Việt Nam được đánh giá là không đe dọa đến các nền kinh tế phương Tây và châu Á. Thông qua chính sách đối ngoại “độc lập”, Việt Nam có thể phòng ngừa và phát triển trong môi trường địa chính trị ngày nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại