Armenia lặng lẽ "tham chiến" ở Syria?
Khi Armenia gửi vài chục binh sĩ để hỗ trợ bên cạnh các lực lượng quân sự Nga ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi đầu năm 2019 truyền thông thế giới tỏ ra không chú ý đến sự kiện này.
Thực tế là hàng nghìn binh sĩ nước ngoài từ các quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga đã đóng quân tại quốc gia đang chìm trong nội chiến này.
Một số ít dân quân và các sĩ quan hoạt động nhân đạo từ quốc gia ở Nam Caucasus hầu như không đại diện cho bất kỳ kịch tính gì mới trong cán cân quyền lực ở Syria đang bị chiến tranh tàn phá.
Binh lính Armenia gỡ mìn tại Aleppo, Syria.
Armenia tuyên bố có 80 nhân viên không vũ trang của họ đang ở Syria để hỗ trợ cộng đồng dân tộc Armenia lên tới 100.000 người trước khi chiến tranh bùng nổ 8 năm trước.
Hàng chục nghìn người đã tái định cư ở Armenia kể từ khi bắt đầu chiến tranh, biến quốc gia nhỏ bé với khoảng 3 triệu dân trở thành một trong những nước nhận người tị nạn Syria lớn nhất ở châu Âu.
Tuy nhiên, hàng nghìn người Armenia vẫn còn ở Syria, chủ yếu tập trung xung quanh khu vực đô thị Aleppo bị chiến tranh tàn phá ở phía bắc của đất nước.
Đảm bảo các yêu cầu cấp thiết của họ là ưu tiên hàng đầu của Armenia, quốc gia đã liên kết chặt chẽ với Syria kể từ khi độc lập từ Liên Xô vào năm 1991.
Armenia là quốc gia duy nhất, vẫn tiếp tục hoạt động của một lãnh sự quán ở Aleppo, ngay cả trong những năm bị phiến quân bao vây trước khi lực lượng Syria tái kiểm soát thành phố năm 2016.
Người dân Syria nhận viện trợ nhân đạo của Armenia.
Armenia hỗ trợ cộng đồng dân tộc Armenia ở Syria, lợi dăm ba đường
Người Armenia của Syria là hậu duệ của những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc diệt chủng của Đế chế Ottoman một thế kỷ trước. Đối với nhiều người, cuộc chiến Syria gợi lên những ký ức đau đớn, tất cả đều gợi nhớ đến những câu chuyện về tổ tiên của họ,
Theo Serdar Korucu, tác giả của một cuốn sách về người Armenia ở Aleppo. Hầu hết người Armenia ở Syria nghĩ rằng không có lựa chọn nào tốt hơn Tổng thống Bashar al-Assad.
Dân quân người Armenia trung thành với chính phủ Syria được chính phủ Armenia viện trợ từ những ngày đầu của cuộc nội chiến.
Những người theo Chính thống giáo lo sợ hậu quả đối với các nhóm thiểu số tôn giáo nếu tổng thống Syria bị phế truất, điều này đã giúp chứng minh quyết định của Armenia tham gia chiến dịch của Moscow nhằm ủng hộ chính phủ Syria.
Việc Armenia triển khai một số lượng nhỏ binh sĩ tới Syria có khả năng cũng được thúc đẩy bởi thủ tướng Nikol Pashinyan, nhằm trấn an người Nga rằng ông không tìm cách thay đổi đáng kể lập trường thân Nga theo truyền thống của Armenia.
Ông Pashinyan lên nắm quyền với tư cách là một nhà lãnh đạo cải cách vào năm 2018, sau khi đứng đầu một làn sóng biểu tình chống lại người tiền nhiệm của mình.
Moscow nổi tiếng là lo lắng về phe thân phương Tây và vị trí của Armenia trong các liên minh kinh tế và quân sự do Nga lãnh đạo.
Quyết định gửi một số quân nhân để hỗ trợ cho Nga ở Syria có lẽ là để báo hiệu rằng Armenia có kế hoạch liên kết quân sự với Moscow.
Nhà báo Hovhannes Nazaretyan nói rằng mặc dù chính phủ Armenia quan tâm đến cộng đồng Armenia ở Syria, quyết định gửi một nhóm công tác đến Syria có nhiều khả năng là kết quả dưới áp lực của Nga.
Armenia rất cần sự hỗ trợ của Nga để giành chiến thắng nếu cuộc chiến Nagorno-Karabakh tái kích hoạt.
Armenia luôn tồn tại ở biên giới đế chế Ottoman với đế quốc Nga và sau đó là Liên Xô. Quan hệ hữu hảo với người khổng lồ láng giềng của Armenia là điều cần thiết cho sự tồn tại lâu dài của quốc gia này, Đại sứ Kirakossian ở Syria bình luận.
Điều quan trọng không kém là nuôi dưỡng các liên kết sâu sắc với cộng đồng người Armenia ở nước ngoài, với tổng số lớn gấp đôi người trong nước và một nguồn tài chính và hậu thuẫn chính trị quan trọng cho đất nước.
Với các nhiệm vụ nhân đạo ở Syria, Yerevan đã khéo léo xoay sở để cung cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho một nhóm thiểu số Syria bị đe dọa, đồng thời trấn an người bảo trợ truyền thống của Nga rằng cho đến nay, họ vẫn đứng về phía Moscow.
Điều này đặc biệt quan trọng khi tranh chấp lãnh thổ giữa Armenia và Azerbaijan về vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh bất kỳ lúc nào cũng có thể tái bùng nổ trở thành một cuộc chiến tranh biên giới mới.
Sự hỗ trợ của Nga là không thể thiếu được khi nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ càng ngày càng tỏ ra nghiên về phía Azerbaijan.
Dân quân Syria dân tộc Armenia gửi lời đến người Armenia trên chiến tuyến Aleppo năm 2016.