Apple sợ hãi, Toyota đứng hình: Những ông lớn đa quốc gia nếm mùi khủng hoảng vì virus Corona

L.T |

Với tầm quan trọng cả về sản xuất lẫn giao thương của Vũ Hán, cuộc khủng hoảng y tế xuất phát từ thành phố vốn là thủ phủ của tình Hồ Nam gây tác động mạnh mẽ tới rất nhiều ngành kinh doanh, khiến các ông lớn đa quốc gia thấm đòn.

Vũ Hán, "tâm chấn" của dịch viêm phổi cấp do virus Corola mới, sở hữu 500 nhà máy của các thương hiệu nội địa và quốc tế. Đây là thành phố xếp thứ 13 trong danh sách 2.000 thành phố thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, cuộc khủng hoảng y tế tại đây đã gây ra sóng gió không nhỏ lên hoạt động kinh doanh của các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Hôm nay, McDonald's công bố đóng cửa hàng trăm cửa hàng của hãng tại Vũ Hán, tuy nhiên vẫn duy trì hoạt động của gần 3.000 địa điểm khác trên khắp Trung Quốc. Trên thực tế, số lượng nhà hàng McDonald's tại đất nước tỷ đô chiếm 9% tổng số nhà hàng thuộc thương hiệu, nhưng chỉ mang về 3% tổng doanh thu. 

Công ty có trụ sở tại Chicago thường gặp khó khăn trong kinh doanh tại Trung Quốc do vấn nạn làm nhái tên thương hiệu, và đã có kế hoạch thay đổi cục diện trong năm 2020 với những bước đầu tư mới. Thế nhưng, dịch viêm phổi đã khiến tất cả chệch hướng. 

Tương tự, Starbuck đã đóng cửa tới một nửa trong số 4.000 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục kể từ cuối tháng 1/2020. Lãnh đạo của hãng cho biết các kế hoạch doanh thu đã được hoạch định cho năm 2020 chưa hề tính tới sự cố đóng cửa bắt buộc này.

Không giống như McDonlad's hay Starbuck, Trung Quốc với Apple mang một ý nghĩ chiến lược hơn. Nhà máy Foxconn đặt tại Trịnh Châu và Pegatron ở gần Thượng Hải là điểm sản xuất và lắp ráp phần lớn sản phẩm của hãng công nghệ này. Ngày 28/1, CEO Tim Cook đã phải đưa vấn đề dịch bệnh vào cuộc họp khẩn giữa các lãnh đạo cao cấp của Apple và các đối tác, cho thấy nỗi lo lắng của công ty tới tương lai của các hợp đồng lắp ráp nếu lệnh cách ly từ chính quyền sở tại áp dụng cho Thương Hại - thành phố cũng đã nằm trong tầm ảnh hưởng trực tiếp của Corona virus. 

Tesla vừa xây dựng nhà máy tại Trung Quốc, phục vụ các đơn hàng xe điện có giá trị tới hàng triệu USD cho quốc gia tỷ dân. Nhưng thật không may, các thành phố đang chịu lệnh cách ly do dịch bệnh lại chiếm tới 82,5% lượng bán xe dự kiến của Tesla trong năm nay. "Chúng tôi đang trong thời kỳ dễ bị tổn thương", lãnh đạo công ty này cho biết. 

Điều tương tự cũng diễn ra với Toyota khi hãng quyết định đóng cửa hoạt động tất cả các nhà máy tại Trung Quốc. Theo dự kiến ban đầu, đến ngày 9/2, hãng sẽ mở cửa hoạt động trở lại nếu tình hình khả quan hơn.

Dịch bệnh xuất hiện đúng vào kỳ nghỉ Tết quan trọng của người Trung Quốc khiến rất nhiều ngành vốn hái ra tiền trong thời điểm này đối mặt với nguy cơ khủng hoảng doanh thu. IMax - thương hiệu rạp chiếu phim hàng đầu ở Trung Quốc - đã mất 60 triệu USD doanh thu chỉ trong một tuần Tết. Nếu tình hình không thể kiểm soát trong một vài tuần nữa, hãng sẽ mất khoảng 200 triệu USD doanh thu cho riêng quý I/2020.

Dẫu thế, sự cố y tế lần này lại bất ngờ mang tới ảnh hưởng có phần tích cực lên một số công ty. 3M - nhà sản xuất mặt nạ được khuyến cáo nên sử dụng trong tâm điểm dịch bệnh - cho hay đã phải làm việc 24/7 trong suốt kỳ nghỉ lễ để đáp ứng lượng hàng khổng lồ trong và ngoài nước. Tương tự, công ty sản xuất găng tay lớn nhất thế giới - Top GloveGlove Corp Bhd - cho biết, lượng hàng tiêu thụ trong năm nay có thể sẽ tăng 25% (cao hơn nhiều so với dự báo 10-15% đưa ra trước khi bùng phát dịch viêm phổi).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại