Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Dmitry Mosyakov, đưa ra ý kiến như vậy hôm 1.11 trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Nga về kết quả của cuộc thảo luận bàn tròn "Diễn đàn APEC 2017 tại Việt Nam: Cơ hội phát triển khu vực".
"Đường hướng chính trị mà Nga đã chọn ở Trung Đông sẽ đem lại lợi ích tích cực ở đó, khi chúng ta cùng lúc có cơ hội để thảo luận về các vấn đề với Iran, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ. Phương pháp tương tự cũng áp dụng tại các nước Đông Nam Á" - ông Mosyakov nói.
"Hiểu được vai trò của Nga như một lực lượng nhằm tạo ra sự hợp tác cân bằng, tìm ra giải pháp cho những mâu thuẫn tồn tại trong khuôn khổ các sáng kiến hòa bình và những thỏa hiệp, điều đó trở thành hình ảnh mới của Liên bang Nga".
"Tại các sự kiện của Tuần lễ cấp cao APEC 2017, điều rất quan trọng là phải gia tăng củng cố hình ảnh mới này. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể thiết lập hình ảnh của Nga như một sức mạnh tích hợp khổng lồ và là một phần của khu vực, một phần rất tích cực, trực tiếp quan tâm đến việc giữ gìn sự cân bằng, giữ gìn và phát triển quá trình hội nhập trong việc phát triển sâu các mối quan hệ" - ông Mosyakov nói.
Theo quan điểm của chuyên gia Nga, "Diễn đàn APEC tại Đà Nẵng là một ngưỡng nhất định, một tuyên bố về chất lượng mới của mối quan hệ của Nga, và đồng thời là khởi đầu của giai đoạn mới trong hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á".
"Diễn đàn APEC ở Đà Nẵng rất quan trọng đối với Nga, đó là nhận thấy dấu hiệu tích hợp của Nga trong Đại Đông Á, Nga không chỉ bắt đầu hoạt động ở đó, mà còn hòa nhập vào khu vực" - ông Mosyakov nói.
Tuy nhiên, ông Mosyakov lưu ý rằng quá trình hội nhập, một mặt, gặp khó khăn vì một phần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phức tạp của Mỹ trong khu vực, nhưng mặt khác, Nga đang mở rộng sự hiện diện kinh tế của mình ở Châu Á - Thái Bình Dương.