APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực

Tiến sĩ Terry F.Buss |

Tại APEC 2017, nhà lãnh đạo 2 cường quốc đã thể hiện rất rõ ràng quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế. Sự lựa chọn hiện tại thuộc về chính những quốc gia thành viên APEC.

Tại Đà Nẵng năm nay, điểm nổi bật nhất trong kì APEC chính là quan điểm đối lập giữa Mỹ với Trung Quốc và các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cao chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết", đề cập tới nguyên do rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đem tới chính sách Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), với trọng tâm là Trung Quốc nhằm "đối đầu" với TPP. Các đại biểu  APEC đứng giữa 2 hướng đi rất rõ rệt trong khu vực.

Cuối buổi hội nghị thượng đỉnh APEC, một phương án thứ ba đã xuất hiện. Các đại biểu cùng bàn bạc lại TPP - hiện giờ chỉ còn 11 nước tham gia, đồng thuận "về mặt nguyên tắc" và đi tới một phiên bản TPP đổi mới, có tên là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPATPP).

artboard 1

Lần đầu tiên, ông Trump thể hiện quan điểm rất rõ ràng, cứng rắn về chính sách "Nước Mỹ trên hết" của mình. Trước đây, ông Trump tỏ ra là một người muốn tự tách biệt Mỹ khỏi các quốc gia khác, một nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia với các chính sách bảo vệ. Ông Trump khiến cộng đồng quốc tế tin rằng ông đang tự thu mình vào một góc.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 2.

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại APEC CEO Summit 2017

Qua tầm nhìn của mình, ông Trump tỏ ra tôn trọng những gì các nước thành viên trong khu vực đã đạt được, đề cao những nền kinh tế độc đáo, và thay vì rút lui, ông Trump tỏ ý muốn đạt được các thỏa thuận song phương với những quốc gia sẵn sàng hợp tác với Mỹ vì những lợi ích chung.

Ông Trump đã nói rất nhiều về việc những giao dịch thương mại đa phương, giao dịch quốc tế cũng như các thỏa thuận song phương đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và người dân Mỹ như thế nào. Ông cho rằng những người lãnh đạo chính quyền Mỹ trước đây phải chịu trách nhiệm vì đã chấp nhận "những thỏa thuận tồi tệ."

Trên hết, ông khẳng định nhiều quốc gia đã có hành vi gian dối khi kí các thỏa thuận để đẩy sự bất lợi về phía Mỹ. Và hiện tại, những ngày đó đã kết thúc. Nhưng, ông Trump cũng nói sẽ cố gắng thúc đẩy các thỏa thuận song phương công bằng giữa Mỹ và những đối tác thương mại có thành ý.

Ông Trump rất kiên quyết trong vấn đề bảo toàn sự độc lập, tự do, sự công bằng và quy định của pháp luật, tránh những giao dịch đa phương và quốc tế xâm phạm chủ quyền và sự linh hoạt của các nền kinh tế khác. Theo ông, trong quá khứ, những hành vi như vậy đã diễn ra thường xuyên và không bị xử lí.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại APEC CEO Summit 2017

 Mỹ và các đối tác hứa hẹn sẽ vươn tới sự phồn thịnh vượt xa những gì các nước trong khu vực đã đạt được.

Mặc dù ông Trump không đề cập tới Trung Quốc trong bài nói, nhưng điều đó được thể hiện khá rõ ràng. Quan trọng hơn cả, ông cũng không quá cứng rắn trong những bài nói ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Trump rất nổi tiếng trong việc làm các nhà lãnh đạo thế giới bối rối.

Ông Tập đã vạch ra kế hoạch của mình từ khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc. Tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư tưởng Tập Cận Bình về "chủ nghĩa xã hội đặc sắc tại Trung Quốc trong thời đại mới" đã được bổ sung vào Hiến pháp của nước này.

Ông Tập đề cập tới mọi vấn đề, từ độc lập, tự do, tôn trọng, hợp tác, chủ nghĩa đa phương cho tới sự cân bằng và toàn cầu hóa – những điều các quốc gia đều rất trông chờ. Ông Tập ủng hộ nhiệt tình ý tưởng "quản trị toàn cầu". Ông nói: "Chúng ta nên cùng hợp tác thúc đẩy khu vực hay nên tự tìm hướng đi riêng cho mình?"

Đây là điều đối lập với bài nói của ông Trump.

Ông Tập đề cao sáng kiến "Vành đai, Con đường" - ý tưởng thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ giao thương trên các tuyến đường bộ và đường thủy. Kế hoạch của ông Tập bao gồm hàng nghìn tỷ USD tiền đầu tư qua các hình thức cho vay, trợ vốn và xây dựng. Trung Quốc đã cam kết triển khai trước100 tỉ USD cho các dự án.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 4.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại APEC CEO Summit 2017

Ông Tập cũng giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) trị giá 100 tỉ USD với sự góp mặt của 58 quốc gia. AIIB hoạt động với hình thức tương tự như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Ông Tập cũng nhắm một "đòn" gián tiếp tới ông Trump, khi đề cao ý tưởng về một Thỏa thuận Tự do Thương mại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ông gợi nhắc rằng hồi năm 2014, các quốc gia trong khu vực đã đồng thuận "Khung thương mại Bắc Kinh" và Trung Quốc có Thỏa thuận Tự do Thương mại của riêng mình với tên gọi Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một trong những thành tố của TPP sau này. Ông Tập tỏ ý muốn hoàn thành việc kí kết thỏa thuận nói trên càng sớm càng tốt.

Bài nói của ông Tập xoay quanh việc thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc, gợi ý rằng những quốc gia khác có thể học hỏi, lấy chính quyền Bắc Kinh làm mô hình để áp dụng cho riêng mình.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 5.

Trong những phút cuối, nỗ lực đêm muộn ngày thứ Sáu, 11 quốc gia tham gia TPP trong sự vắng mặt của Mỹ đã đồng ý "về mặt nguyên tắc" sẽ cùng tái thảo luận TPP. Hiện chưa có thông tin chính thức nào được cung cấp về nội dung các thỏa thuận.

Trước đó, thỏa thuận nguyên tắc về TPP-11 đã suýt đổ vỡ vào phút chót do đại diện Canada vắng mặt tại buổi đàm phán. Một ngày trước đó, Canada nói rằng họ không muốn kí các thỏa thuận quá vội vã như vậy.

Trên thực tế, người Canada cũng có mối lo riêng về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mexico và Mỹ hiện đang trong vòng đàm phán. Cũng như TPP, ông Trump cũng hàm ý sẽ chấm dứt NAFTA nếu không thể đảm bảo được quyền lợi cho người Mỹ.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 6.

APEC 2017: Tầm nhìn Donald Trump, tầm nhìn Tập Cận Bình và những lựa chọn của khu vực - Ảnh 7.

Các nước APEC sẽ tiếp tục con đường theo đuổi thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc cũng như những thành viên APEC khác trong khu vực.

Câu hỏi được đặt ra là, hợp tác tới đâu sẽ là có lợi nhất cho mỗi quốc gia? Nên duy trì mối quan hệ với các cường quốc như thế nào? Liệu TPP vắng bóng Mỹ có thực sự thỏa mãn những thành viên APEC? Liệu các thỏa thuận song phương và đa phương có khiến việc giao dịch trở nên quá phức tạp hay không?

Đó là chưa kể, bên cạnh giao thương thì an ninh khu vực cũng là một chủ đề quan trọng, và tình hình Triều Tiên là mối quan tâm của tất cả các nước lớn có mặt ở APEC.

Đây cũng là vấn đề mà APEC phải tìm câu trả lời cho mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại