Áp lực doanh số, người đàn ông tự tử sau 45 ngày không ngủ: Thư tuyệt mệnh 5 trang, tố cáo từng lãnh đạo!

Tiểu Lam |

Sự việc hiện đang khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ về văn hóa làm việc độc hại tại một số doanh nghiệp.

Cái chết thương tâm của anh Tarun Saxena (42 tuổi) - quản lý của công ty tài chính Bajaj Finance (Ấn Độ) đã gây chấn động dư luận. Được biết, đây là công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho vay. 

Bức thư tuyệt mệnh dài 5 trang

Vào sáng thứ Hai ngày 31/9, anh Tarun được người giúp việc phát hiện tử vong tại nhà riêng. Thi thể của người đàn ông được tìm thấy khi vợ và 2 con nhỏ bị nhốt trong phòng.

Trong bức thư tuyệt mệnh dài 5 trang, anh Tarun cho biết bản thân đã phải đối mặt với áp lực rất lớn trong công việc vì không thể hoàn thành mục tiêu. Người đàn ông này được giao nhiệm vụ thu các khoản trả góp hàng tháng của khách hàng nhưng không thể đạt được mục tiêu vì nhiều vấn đề.

Anh Tarun đã nhiều lần trình bày khó khăn với cấp trên nhưng không được chấp nhận, thậm chí anh còn bị lãnh đạo lăng mạ và dọa sẽ đuổi việc. Vì áp lực doanh số, người đàn ông nhiều lần đã phải tự bỏ tiền túi để bù vào vì sợ bị sa thải. Trước khi đưa ra quyết định dại dột, người đàn ông đã phải chịu áp lực trong hơn 2 tháng liên tiếp. 

 "Tôi đã không thể ngủ trong 45 ngày qua và hầu như không ăn uống. Tôi rất căng thẳng và lo lắng về tương lai. Tôi không còn khả năng suy nghĩ nữa. Tôi phải đi đây", anh Tarun viết trong thư.

Áp lực công việc dẫn đến tự tử Tarun Saxena Ấn Độ gây phẫn nộ dư luận - Ảnh 1.

Một người đàn ông 42 tuổi ở Ấn Độ đã tự tử và để lại thư tuyệt mệnh tố cáo áp lực công việc cùng những lời lẽ đe dọa, lăng mạ từ cấp trên (Ảnh: Hindustantimes).

Trước khi kết thúc cuộc đời, anh Tarun đã thu xếp khoản tiền để đóng học phí cho các con đến hết năm học. Anh cũng gửi lời xin lỗi đến cha mẹ, vợ con và dặn dò người thân: "Mọi người hãy chăm sóc Megha, Yatharth và Pihu. Mẹ, bố, con chưa bao giờ yêu cầu bất cứ điều gì nhưng giờ xin bố mẹ hãy xây tầng hai để vợ con con có thể có một chỗ ở thoải mái", anh viết trong bức thư tuyệt mệnh.

Phần sau bức thư, người đàn ông đã nêu đích danh những người quản lý, lãnh đạo đã gây áp lực dẫn đến cái chết của mình và yêu cầu gia đình khởi kiện. "Họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của tôi". 

Áp lực công việc dẫn đến tự tử Tarun Saxena Ấn Độ gây phẫn nộ dư luận - Ảnh 2.

Cái chết đầy bất ngờ của anh Tarun khiến người thân không khỏi đau đớn (Ảnh minh họa).

Gia đình tố cáo, cảnh sát vào cuộc 

Phía gia đình nạn nhân cũng đã làm đơn tố cáo hàng loạt các lãnh đạo của công ty Bajaj Finance vì đã “tra tấn tinh thần” dẫn tới cái chết thương tâm của người đàn ông. 

Anh họ của Tarun, Gaurav Saxena, cáo buộc rằng các cấp trên của anh đã tra tấn tinh thần anh trong một hội nghị trực tuyến một ngày trước khi anh qua đời.

Áp lực công việc dẫn đến tự tử Tarun Saxena Ấn Độ gây phẫn nộ dư luận - Ảnh 3.

Người đàn ông đã phải chịu “tra tấn tinh thần” suốt nhiều ngày liên tiếp (Ảnh minh họa).

"Vào buổi sáng thứ Bảy, Tarun đã bị tổng giám đốc của công ty cùng nhiều giám đốc khu vực khác tra tấn về mặt tinh thần. Anh ấy cũng bị lăng mạ trong một cuộc họp được tổ chức trực tuyến. Cậu ấy đã khá thất vọng kể từ đêm đó (thứ Bảy) và sau cùng đã thực hiện hành động cực đoan vào ngày hôm sau", Gaurav nói với các phóng viên.

"Tarun được giao nhiệm vụ thu tiền ở những khu vực như Moth và Talbehat, đây vốn là vùng khó khăn, rất khó để có thể thu được tiền nhanh chóng ở những khu vực này", Gaurav nói thêm.

Sau khi nhận đơn tố cáo của gia đình nạn nhân, cảnh sát địa phương (Ấn Độ) xác nhận nạn nhân có đề cập đến áp lực từ lãnh đạo trong thư tuyệt mệnh. Phía cảnh sát cũng xác nhận sẽ có biện pháp xử lý khi có kết quả cuối cùng từ việc khám nghiệm tử thi. 

Hiện tại, phía công ty Bajaj Finance vẫn giữ im lặng và chưa đưa ra phản hồi nào về vụ việc.

Vụ việc thương tâm của Tarun xảy ra chỉ vài ngày sau khi một nhân viên tại công ty kế toán Ernst and Young (EY) tử vong, nguyên nhân được cho là do "làm việc quá sức". Chính những vụ việc đau lòng liên tiếp xảy ra này đã khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ về văn hóa làm việc độc hại, thiếu tính nhân văn tại một số doanh nghiệp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại