Áp lực công việc đến mấy cũng từ 3 yếu tố này mà ra, muốn loại bỏ căng thẳng phải nắm được những điều này!

Hoàng Ánh |

Deadline, cuộc họp và vô vàn thách thức gây ra cho bạn căng thẳng mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giữ cân bằng công việc bằng cách đưa ra một vài chiến lược chủ động sau.

Chứng căng thẳng cùng với căn bệnh trầm cảm dường như càng trở nên tồi tệ hơn mỗi năm. N

Những áp lực mỗi ngày trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng không biết đã "nuốt chửng" biết bao nhiêu người rồi đến cả những ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Các cuộc thăm dò gần đây của Gallup cho thấy 79% người Mỹ thường cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt trong công việc và một phần ba lực lượng lao động của Mỹ đã bị kiệt sức ở một mức độ nào đó.

Theo một cuộc khảo sát từ ComPologists , công ty chuyên cung cấp các chương trình trợ giúp và các dịch vụ về nguồn nhân lực, khoảng 59% tất cả các nhân viên cảm thấy đỉnh điểm của căng thẳng.

Cũng theo dữ liệu của họ, 3 nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong công việc là khối lượng công việc (39%), vấn đề con người (31%) và việc cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân (19%).

Thay đổi hành vi nhỏ bạn có thể thực hiện tạo ra sự khác biệt lớn. Dưới đây là một số có thể giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn tại nơi làm việc.

Yếu tố gây căng thẳng: Khối lượng công việc

Áp lực công việc đến mấy cũng từ 3 yếu tố này mà ra, muốn loại bỏ căng thẳng phải nắm được những điều này! - Ảnh 1.

Vào buổi sáng, hãy viết ra những ưu tiên trong ngày của bạn.

Quyết định điều gì là "chìa khóa" để thực hiện công việc và điều gì không quan trọng để giảm căng thẳng và cải thiện năng suất.

Điều này cực kỳ giúp ích cho công việc của bạn. Tất nhiên, bạn sẽ có lúc cảm thấy mọi thứ trong lịch trình của mình đều có vẻ rất quan trọng, nhưng thực tế, hãy đánh giá và phân tích một cách thấu đáo. 

Đánh giá từng deadline của bạn về mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng rồi sau đó lấy đưa ra quyết định chính xác.

Ngoài ra, nếu bạn sắp bỏ lỡ một công việc nào đó, hãy thẳng thắn nói với người quản lý của bạn. 

Hãy mạnh dạn đưa ra ý kiến với cấp trên về khối lượng công việc của bạn và lý do tại sao bạn có thể bỏ lỡ thời hạn này và đôi khi bỏ đi một công việc không quan trọng lắm có thể giúp bạn đi đến một sự sắp xếp công việc hiệu quả hơn.

Yếu tố gây căng thẳng: vấn đề con người

Áp lực công việc đến mấy cũng từ 3 yếu tố này mà ra, muốn loại bỏ căng thẳng phải nắm được những điều này! - Ảnh 2.

Trong các cuộc họp, hãy yêu cầu người khác nêu lên quan điểm của họ. Thông thường, phải làm quen với đồng nghiệp mà bạn chưa biết rõ có thể dẫn đến căng thẳng tại nơi làm việc.

Nghị trình của người đó là gì? Họ sẽ phản ứng với đề xuất của bạn như thế nào? 

Mối quan tâm của họ là gì? Một cách hiệu quả để vượt qua sự căng thẳng về những nghi vấn trong các cuộc họp và giúp giải quyết các các vấn đề là hỏi mọi người về quan điểm của họ.

Khi bạn khuyến khích mọi người chia sẻ những gì họ suy nghĩ, bạn sẽ dựa vào đó mà đưa ra những ý tưởng và giải pháp tối ưu. 

Thêm vào đó, điều này sẽ giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện và làm cho người khác cảm thấy được nghe và nghe thấy.

Các yếu tố gây căng thẳng: Cân bằng giữa cá nhân và công việc

Áp lực công việc đến mấy cũng từ 3 yếu tố này mà ra, muốn loại bỏ căng thẳng phải nắm được những điều này! - Ảnh 3.

Trong khi đi bộ hoặc nghỉ ngơi, hãy nghĩ về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn và những gì bạn muốn thay đổi.

Không có khái niệm hoàn hảo khi cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc, nhưng chúng ta có thể - và nên - cảm thấy có khả năng làm được điều đó để thoát khỏi căng thẳng không đáng có.

Hãy dành cho mình một khoảng thời gian cuối ngày để nạp năng lượng và phát triển bản thân. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là nhìn lại và tóm tắt lại cuộc sống của mình rồi xác định xem, chúng ta muốn thay đổi điều gì trong đó.

Xem xét những thành công, thách thức và hy vọng của chúng ta không phải là tự làm khổ mình. 

Trái lại, khoa học thần kinh cho chúng ta biết rằng chúng ta có một khả năng độc đáo để xây dựng sự tự nhận thức thông qua sự phản chiếu. 

Điều này đặc biệt đúng khi đánh giá con đường sự nghiệp của chúng ta và cách nó giao thoa với cuộc sống cá nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại