Dưới đây là một đoạn clip ngắn nhưng có thể sẽ khiến bạn phải hoang mang, với góc nhìn từ vệ tinh xuống một bờ biển và sau đó phóng to hình ảnh lên nhiều lần, thế nhưng lại khiến bạn có cảm giác rơi vào một cái động không đáy:
Xem video:
Ảo giác gây "hoang mang" cho người xem. Nguồn: Dailymail
Đối với một số người thì điều này còn giống như thể bị thôi miên, cảm giác chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn nếu nhìn quá lâu mà không thể thoát ra được. Điều này gây nên sự bối rối cho rất nhiều người vì không biết chuyện gì đang diễn ra ngay trước mắt mình.
Đoạn clip ngắn được tạo nên bởi một người dùng trên trang Tumblr có tên Feliks Konczakowski.
Ông nổi tiếng như một nghệ sĩ thị giác... tới từ sao Hỏa! Trang Konczakowski's Giphy của ông có tới hàng trăm triệu lượt xem và mọi người như thể bị thôi miên bởi các hình ảnh mà ông tạo ra chỉ từ phần mềm Adobe After Effects.
Những hình ảnh mà Feliks Konczakowski tạo ra sẽ khiến bạn phải "hoa mắt chóng mặt". Ảnh: Feliks Konczakowski
Vậy tại sao lại có ảo giác như vậy?
Ảo giác mà Feliks Konczakowski sử dụng có liên quan mật thiết tới Hình học Fractal, một hình học phân dạng (Fractal là cấu trúc thể hiện sự gần giống nhau về hình dạng của các hình thể kích cỡ khác nhau).
Trong cuốn sách "Hình học Fractal của tự nhiên" (the Fractal Geometry of Nature) của nhà toán học vĩ đại của thế kỷ 20 Mandelbrot thì trong tự nhiên có rất nhiều fractal.
Ví dụ: Khi bạn nghiền nát một miếng khoai tây rán giòn thì các mảnh vỡ lớn nhỏ có thể có hình dáng đồng dạng với nhau.
Hình học Fractal sẽ khiến bạn cảm thấy như bị thôi miên vì sự vô cùng vô tận và vẻ đẹp của nó. Ảnh: Bitno.net
Hơn nữa mỗi hình ảnh hay bức tranh còn có thể được fractal hóa nhờ các hệ số affin (hệ số này cần sự tính toán khá phức tạp nhất là các hình ngẫu nhiên mà phải mất hàng ngày đến hàng tuần mới tìm ra nếu tính bằng tay).
Giờ đây, công nghệ đã trợ giúp và làm vấn đề này trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thông qua đó hình học fractal sẽ mang đến những hình ảnh rất lạ mắt, rất đẹp, rất ảo diệu mà quy tắc xây dựng lại khá đơn giản.
Bông tuyết Koch trong hình học Fractal. Ảnh: Pinterest
Theo đó mỗi phần của hình ảnh mà chúng ta trông thấy sẽ trông giống như hình tổng thể nhưng ở tỷ lệ kích thước to nhỏ khác nhau, điều này sẽ khiến hình ảnh có thể lặp đi lặp lại theo một chu kì khiến chúng ta có cảm giác hình ảnh sẽ không bao giờ có điểm kết thúc.
Trường hợp đường bờ biển khi phóng to từ hình ảnh vệ tinh cũng tương tự với hình ảnh phóng to bông tuyết Koch nổi tiếng trong hình học Fractal.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Independent, Boredpanda, Dailymail