Anh với chương trình dọn 10.000 vệ tinh rác thải không gian

Đức Cường |

Vương quốc Anh đang xây dựng chiến dịch dọn rác trên vũ trụ nhằm làm sạch bầu khí quyển và giúp giảm bớt các rủi ro với chương trình nghiên cứu không gian.

Đây cũng là lần đầu tiên một kế hoạch dọn rác thải không gian như vậy được triển khai trên thực tế.

Một con tàu lớn gắn bốn cánh tay khổng lồ sẽ tiếp cận các vệ tinh hoặc tàu không gian đã ngừng hoạt động và đang trôi nổi trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp, kéo chúng đến khu vực khí quyển nơi chúng bị ma sát và đốt cháy.

Đây là kế hoạch mang tên "Clear" (hay Làm Sạch), đang được Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh tài trợ triển khai.

Ông Rory Holmes, Giám đốc chương trình ClearSpace, nói: "Nếu một chiếc xe ô tô bị hỏng, bạn sẽ tìm cách sửa chữa nó và giúp nó hoạt động trở lại, tuy nhiên trên vũ trụ bạn không thể làm thế. Chúng ta đang có những vệ tinh chỉ sử dụng được một lần và các vệ tinh ấy đang trôi nổi khắp nơi, có nguy cơ va chạm với các con tàu không gian sắp được phóng. Điều đó không thể kéo dài mãi. Mục tiêu của chúng tôi là dọn dẹp các vệ tinh đã hỏng hóc".

Anh với chương trình dọn 10.000 vệ tinh rác thải không gian - Ảnh 1.

Tàu dọn rác không gian của ClearSpace. (Ảnh: Space and Defense)

Theo ước tính, hiện có tới hơn một nửa trong số 10.000 vệ tinh được phóng từ năm 1957 đã không còn hoạt động và đang trôi nổi trong không gian, gây ra các đe dọa va chạm với các con vũ trụ. Những mảnh rác vũ trụ nếu không được dọn dẹp có thể tồn tại đến hàng trăm năm.

Ông Rory Holmes cho biết: "Đã có những vụ va chạm, ví dụ như năm 2009, giữa một vệ tinh rác với một vệ tinh đang hoạt động dẫn tới sự hình thành của một khối rác thải rất lớn trên không gian. Ngoài ra, còn có những vụ thử nghiệm phá hủy vệ tinh cũng dẫn tới sự hình thành rác không gian . Thời gian càng lâu, các vệ tinh được phóng càng nhiều, không gian càng trở nên chật chội và nguy hiểm với nhiều rác thải hơn".

Mục tiêu là Cơ quan Vũ trụ Vương quốc Anh sẽ là hoàn thành phần thiết kế các con tàu dọn rác vào tháng 10/2023 và thực hiện các vụ phóng đầu tiên lên quỹ đạo vào năm 2026.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại