Được biết, độ sáng của trăng cũng lớn hơn khoảng 30%, được giới thiên văn học gọi là siêu trăng.
Đây là thời điểm mặt trăng đang vào thời khắc gần trái đất nhất trong vòng 68 năm qua và chỉ xuất hiện sau 18 năm nữa. Tại Việt Nam, hiện rất nhiều người đang háo hức ngắm siêu trăng - một hiện tượng thiên văn kỳ thú.
Theo thông tin trên tờ Vietnam+ thì Hà Nội là một trong những khu vực nhìn ngắm được siêu mặt trăng với kích thước lớn hơn 14% và tỏa sáng hơn 30% so với thông thường.
Ở nước ta, thời điểm cận địa của siêu trăng là 18h30 và nó sẽ tròn nhất, sáng nhất vào 20h52 phút ngày 14/11. Người xem có thể chiêm ngưỡng sự kiện đặc biệt này đến nửa đêm.
Giới trẻ háo hức với siêu trăng ở Hà Nội. Clip: Vietnmanet
Một số hình ảnh được ghi lại trên khắp cả nước:
Siêu trăng trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà, TP.HCM. Ảnh: Hữu Khoa/Tuổi trẻ
Tại Hà Tĩnh. Ảnh: VTC News
Hình ảnh siêu trăng tại Hải Phòng. Ảnh: độc giả Hạnh Moon/ Kênh 14
Ảnh chụp tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Diệu Bình/Vietnamnet
Ảnh chụp từ tòa chung cư của Hà Nội tối 14/11. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tại Hà Nội. Ảnh: Tiền phong
Siêu trăng được ghi nhận ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh của độc giả Sỹ Phan/Kênh 14
Siêu Trăng được ghi lại ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Nguyễn Vương/VTC News
Hình ảnh mặt trăng lúc 18h45 phút tại TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi trẻ
Siêu trăng ở TP HCM lúc 20h tối. Ảnh: Infonet
Hình ảnh siêu trăng lúc 20h52 tại TP.HCM. Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi trẻ
Siêu trăng là gì?
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam) đã định nghĩa khái niệm "siêu trăng" trên tờ Tuổi trẻ như sau: "Siêu trăng (super moon) là sự trùng hợp, khi Mặt trăng đi vào điểm cận địa (điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo elip của nó quanh Trái đất) vào đúng hoặc lân cận thời điểm trăng tròn hay không trăng".
Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng siêu trăng không hiếm gặp. Thế nhưng, siêu trăng xuất hiện ngày 14/11 sẽ tròn đầy trong khoảng hai tiếng ở điểm gần trái đất nhất. Đồng thời, nó cũng có kích cỡ lớn nhất trong gần 7 thập kỷ qua.
(Tổng hợp)