Nằm cạnh quốc lộ 5A, thôn Dưỡng Thái Bắc (xã Kim Thành, huyện Phúc Thành, Hải Dương) nổi tiếng với nghề sản xuất hương hàng đầu của tỉnh. Nơi đây không chỉ sản xuất loại nhang que thông thường để thắp trên bàn thờ mỗi gia đình mà còn làm ra loại nhang khổng lồ cao 1-2 m dùng trong các đền, chùa
Theo ghi nhận của chúng tôi chỉ còn khoảng 6 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, những người dân nơi đây đang rất hối hả sản xuất để hoàn thành những đơn hàng của khách
Là hộ dân sản xuất nhiều hương khổng lồ nhất làng nghề, ông Đỗ văn Tân (52 tuổi) chia sẻ, năm nay, gia đình ông làm khoảng hàng nghìn que hương lớn nhỏ để phục vụ nhu cầu của người dân. Mất nhiều công sức nhất vẫn là loại hương khổng lồ. Do khó bảo quản và mất nhiều thời gian nên gia đình ông để đến những ngày giáp Tết mới bắt tay vào làm
Theo ông Tân, cây hương khổng lồ được tạo cốt từ cây điền thanh, loại cây thân nhẹ và dễ cháy. Sau khi vót thẳng, phơi khô, người dân nhuộm chân hương bằng nước phẩm đỏ. Sau đó, cây hương được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa, lăn qua bột hương rồi phơi khô. Để cây hương to, cháy lâu, người thợ làm nhang lặp lại quy trình trên 2-3 lần
Trung bình mỗi cây hương có thời gian đốt khoảng 1 ngày, giá thành được bán ra khoảng 100 nghìn đồng/cây
Ông Tân cho biết thêm, trung bình mỗi vụ tết gia đình bà làm khoảng 300-400 cây nhang dài trên 1 m để phục vụ khách hàng từ nhiều nơi đặt mua
Ngoài sản xuất những sản phẩm đặc biệt, đa số các hộ dân ở đây sản xuất loại nhang que thông dụng
Là một trong những cơ sở sản xuất hương lớn nhất của làng, những ngày giáp Tết, xưởng của chị Thuý có khoảng hơn 10 công nhân làm việc. Mọi người đang tất bật làm việc, người thì vuốt hương, lăn hương, người thì phơi hương, đóng gói
Để làm ra một cây nhang hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót cốt (tre, nứa, điền thanh), phơi nhuộm chân tăm nhang
Tăm nhang được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa sau đó được lăn trên mạt gỗ để dễ bắt cháy
Nhựa trám được nghiền ra, đem nấu lên, lọc rồi trộn với bột than tạo thành hỗn hợp màu đen nhánh
Cây hương được vuốt qua một lớp hỗn hợp gồm nhựa trám và bột than hoa rồi lăn qua bột hương
Sau khi thành hình, những cây được gộp thành bó đem ra phơi nắng và gió tự nhiên để khô và dần trở nên cứng cáp hơn
Đa số các hộ dân trong thôn Thái Dưỡng Bắc làm hương quanh năm vì thị trường tiêu thụ rất rộng, cao điểm nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Người dân nơi đây cho biết từ tháng 10 đến gần hết tháng 12 âm lịch là giai đoạn bận rộn nhất của những người làm hương trong làng
Clip: Nông dân Hải Dương làm hàng trăm cây nhang khổng lồ, cao hơn đầu người phục vụ Tết