[ẢNH] Nhà máy 'biến' rác thành điện lớn nhất Việt Nam

Lê Khánh |

Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) vừa chính thức vận hành chạy thử với công suất 15MW ở giai đoạn 1. Mỗi ngày 1.000 tấn rác tươi sẽ được đốt phát điện tại nhà máy, hiện số lượng rác này bằng 1/7 lượng rác phát sinh mỗi ngày của TP Hà Nội.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn được đầu tư từ cuối năm 2017 với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Nhà máy có 5 lò đốt với 3 tổ máy phát và chia làm 3 giai đoạn vận hành. Giai đoạn 1 vận hành lò đốt số 1 và tổ máy phát số 1. Giai đoạn 2 gồm 2 lò đốt và giai đoạn 3 gồm 2 lò đốt sẽ vận hành trong năm 2022.

photo-1

Nhà máy điện rác Sóc Sơn thuộc Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn) được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư trên diện tích khoảng 17,51 ha.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 3.

Tại nhà máy được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Dự kiến lượng điện thu được từ nhà máy khoảng 75 MW điện mỗi giờ, tro xỉ sau quá trình đốt cũng được tận dụng làm vật liệu xây dựng.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 4.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 5.

Ngoài ra, Nhà máy điện rác Sóc Sơn ứng dụng công nghệ khác với các nước trên thế giới khi đốt rác không cần phân loại. Vì vậy, Hà Nội sẽ không cần đầu tư, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải và người dân không cần phân loại tại nguồn.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 6.

Tất cả các xe chở rác đều phải đi qua trạm cân trọng tải, sau đó mới được di chuyển vào nhà máy, đủ điều kiện mới được phép đi vào khu vực bể chứa rác.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 7.

Tại khu A của nhà máy là các cửa nhỏ của bể chứa rác có độ sâu khoảng hơn 40 m, tất cả rác được chở đến sẽ đổ vào bể chứa.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng Môi trường Cơ khí Hà Nội - đơn vị vận hành Nhà máy điện rác cho hay, sau khi xe vận chuyển về nhà máy, rác được đổ vào bế chứa từ 5-7 ngày để lên men, giảm độ ẩm, sau đó sẽ được đưa vào các ống phễu của lò đốt, sinh nhiệt năng. Đây là công nghệ xử lý rác là lò đốt ghi cơ học và thu hồi năng lượng để phát điện.



[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 9.

"Sau khi ra xỉ rác đáy lò thì chúng tôi bắt đầu tiến hành thu gom, phân loại và tách phần kim loại trong xỉ ra để tái chế riêng. Những phần xỉ còn lại sẽ được làm vật liệu xây dựng như sản xuất gạch không nung, vật liệu lót đường...", ông Dũng chia sẻ.

[ẢNH] Nhà máy biến rác thành điện lớn nhất Việt Nam - Ảnh 10.

Sau giai đoạn vận hành thử nghiệm, nếu không có vấn đề phát sinh, nhà máy sẽ chuyển sang giai đoạn vận hành tin cậy rồi vận hành chính thức. Khi đó, Nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ xử lý khoảng 4.000 tấn rác khô một ngày, thay thế hoàn toàn cho bãi rác Nam Sơn bên cạnh đang quá tải.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại