Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ

Trọng Tùng |

Sau mưa lũ, những cánh đồng ở Hà Tĩnh bắt đầu “no” nước, đây cũng là thời điểm vàng của những “tay” săn cua đồng.

Mặt trời vừa tắt nắng, anh Phạm Bá Tiến (thôn Phúc Sơn, xã Cẩm Sơn, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị "quân tư trang" cho cuộc “đi săn” đêm nay. Đèn đội, xô nhựa, bao tay, đôi ủng là dụng cụ bắt cua đồng anh Tiến luôn mang theo bên mình.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 2.

Đúng 18h30, anh Tiến chạy xe tới cánh đồng cách nhà khoảng 2km, rít xong điếu thuốc, người đàn ông trạc tuổi 40 bắt đầu cuộc "đi săn" của mình.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 3.

“Mùa này cua thường đi ăn sớm, cơm nước xong là tôi đi ra đồng ngay. Cua mùa này có kích cỡ lớn hơn những mùa khác vì người dân không gieo trồng nên có nhiều thức ăn. Thời điểm này cũng không lo sợ thuốc trừ sâu của bà con nên cua đồng sạch và ngon hơn”, anh Tiến nói với VTC News.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 4.

Với kinh nghiệm 7 năm trong “nghề”, anh Tiến bật mí, muốn bắt cua đồng phải nhanh tay, nhanh mắt vì cua đồng chỉ cần thấy ánh đèn là chui vào hang hoặc nấp dưới bùn ngay. Cua thường nằm trên ngọn cỏ ngập nước nên rất tỉnh, khi di chuyển ta phải nhón cho mũi bàn chân xuống trước, bước từng bước nhẹ nhàng.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 5.

“Với những con cua lớn, chúng chỉ sống ở khu vực nước sâu, loại này rất tỉnh chỉ cần động nước là nó lủi ngay xuống bùn. Càng về khuya, yên tĩnh thì có càng nhiều con to vì chúng thường đi ăn muộn”, anh Tiến chia sẻ.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 6.

Cua đồng tự nhiên có 2 loại, màu tím và màu vàng đồng. Những con cua tím “khổng lồ” có thể lên đến 100gam.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 7.

Nhiều người phụ nữ cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ra đồng bắt cua.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 8.

Cứ cách khoảng 3-5 bước là người dân lại bắt được 1 con cua. Nếu may mắn có thể gặp 2-3 con ở một chỗ.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 9.

Cua đồng thường ẩn nấp trên ngọn cỏ bị ngập nước để tìm kiếm thức ăn.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 10.

Thấy cua phải “ra đòn” dứt khoát, nếu không chúng sẽ ẩn nấp kĩ dưới lớp bùn.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 11.

Đối với những con cua đã chui vào hang, người dân đành “bất đắc dĩ” cho tay vào móc ra.

Nghề bắt cua đồng cũng gặp nhiều nguy hiểm, ban đêm trên các cánh đồng có nhiều rắn, côn trùng độc… Để bảo vệ bản thân họ thường mang thêm 1 con dao và bao tay trong lúc bắt cua.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 13.

Hiện tại giá cua đồng thương lái thu mua từ 70.000–90.000 đồng/kg, vào mùa nắng nóng có thể hơn 150.000 đồng/kg. Mỗi đêm, 1 người dân có thể bắt được 4-6kg, bỏ túi 300.000-500.000 đồng.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 14.

Đến 21h, anh Tiến cùng “đồng nghiệp” í ới gọi nhau ra về, ai nấy cũng nặng trên tay “chiến lợi phẩm”. Vì cua đồng dễ chết do dẫm đạp lên nhau nên những người bắt cua phải bán cho thương lái ngay trong đêm.

Ảnh: Người Hà Tĩnh đội đèn, bì bõm săn cua đồng sau mùa lũ - Ảnh 15.

Người dân địa phương chia sẻ, năm nay do cơ quan chức năng cấm triệt để việc thả lưới bát quái nên cua đồng sinh trưởng tốt và nhiều hơn mọi năm. Số lượng cua tăng dần khiến bà con rất phấn khởi, đây cũng là thu nhập chính của nhiều hộ dân.

Cua đồng sau khi rửa sạch và sơ chế có thể nấu nhiều món như canh cua, bún riêu, rang. Đây là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn vì thơm ngon, dễ chế biến, nhiều chất dinh dưỡng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại