Mẫu tàu hộ tống này do Viện Almaz thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, tác chiến chống mục tiêu trên không, trên mặt biển, dưới biển, bảo vệ tuyến đường biển và kiểm soát các hoạt động hàng hải.
Tấm bảng lắp vào ky tàu.
Đề án 20386 về cơ bản là một khái niệm thiết kế mới cho Hải quân Nga. Nó là tổng hòa các loại vũ khí, hệ thống quản lý thông tin tích hợp, cấu trúc mở, radar mới, hệ thống robot và giảm số lượng thủy thủ đoàn.
Tương tự như các tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ, đề án này được dựa trên nguyên tắc module: thiết bị trên tàu phụ thuộc vào nhiệm vụ mà nó thực hiện. Con tàu có 1 khoang module hoàn chỉnh bên dưới sàn đáp trực thăng.
Khoang module bên dưới sàn đáp trực thăng của tàu hộ tống thuộc đề án 20386.
Mẫu tàu hộ tống mới cũng có kích thước và lượng giãn nước tương đương với các tàu LCS của Hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị tổ hợp radar đa chức năng MF RFCs "Barrier", hệ thống thiết bị thủy âm "Minotaur ISPN-M", thiết bị thủy âm kéo dây CIM 335 EM-03...
Hệ thống động lực chính gồm 1 tổ máy turbine khí kết hợp với hệ thống điện gồm 2 turbine khí M90FR do Công ty Saturn chế tạo với công suất lên đến 27.500hp và 2 mô tơ điện công suất 2.200hp.
Theo kế hoạch, Hải quân Nga sẽ nhận được chiếc tàu đầu tiên thuộc đề án 20386 vào năm 2021. Lực lượng này cũng có kế hoạch mua ít nhất 10 tàu kể từ bây giờ. Dự kiến, chiếc tàu đầu tiên được đặt hàng có giá trị hơn 20 tỷ Ruble (khoảng 318 triệu USD).
Tính năng kỹ, chiến thuật cơ bản của tàu hộ tống thuộc đề án 20386:
- Lượng giãn nước: 3.400 tấn
- Dài: 109m
- Rộng: 13m
- Tốc độ: 30 hải lý/giờ
- Tầm hoạt động: 5.000 hải lý
- Thủy thủ đoàn: 80 người
Vũ khí trang bị:
- 1 pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm
- 2 pháo bắn nhanh AK-630M
- 2 x 8 ống phóng thẳng đứng cho hệ thống phòng không Redut
- 2 x 4 ống phóng thẳng đứng cho tổ hợp Kalibr-NK
- 2 x 4 ống phóng ngư lôi Paket-NK
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Nga đặt ky tàu hộ tống đề án 20386