Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, hiện tại, một số ngành nghề rơi vào tình trạng không có doanh thu. Giải pháp để giảm chi phí cố định khá khó khăn, dẫn đến thua lỗ, nguy cơ âm vốn.
"Nếu cố gắng xoay xở mà tìm kiếm được doanh thu trong thời điểm này thì mình sẽ cố, nhưng hầu như các doanh nghiệp đều nghĩ, trước hết phải tồn tại." - Ông Hồng Anh nói, và vì vậy, họ nghĩ đến giải pháp ngủ đông, như những con gấu.
"Ngủ đông" trong quan điểm này là tiết giảm mọi chi phí có thể, hoạt động chậm lại, nghiệm lại và tìm kiếm kế hoạch, định hướng cho đơn vị.
"May là ý kiến ngủ đông cũng được nhiều doanh nghiệp vào trao đổi và đưa ra nhiều giải pháp thú vị", Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam nói.
Một số câu hỏi đã được các doanh nghiệp trong Hiệp hội đặt ra để bổ sung cho quan điểm ngủ đông, như: "Ngủ là chết, ngủ không khéo là mất luôn, vậy phải ngủ như thế nào?", "Trong quá trình ngủ thì mơ hay nghĩ gì, chứ không lẽ ngủ mãi?"…
Theo ông Hồng Anh, đó là những ý kiến cần phải suy nghĩ. Khi ngủ đông phải lên kế hoạch chiến lược để sau khi dịch được kiểm soát thì mời nhân sự lại như thế nào, kiểm soát lại tình hình ra sao.
Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC).
Trong số các doanh nghiệp ông Hồng Anh quản lý, công ty du lịch đã ngủ đông. Các hệ thống khách sạn, trung tâm tiệc cưới đã đóng cửa.
Trái ngược với quan điểm ông Hồng Anh, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nextech lại cho rằng nếu các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ "ngủ đông" sẽ rất tai hại.
Ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech Group.
"Qua 2 tuần cách ly xã hội, rõ ràng chúng ta thấy nhiều người cảm thấy trì trệ, rồi suy nghĩ thì tiêu cực, góc nhìn hạn chế hơn so với đi làm. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu tạm dừng kinh doanh, thiếu cọ sát và thực chiến trên thị trường thì biết đâu họ lại lỡ cơ hội nắm bắt thời cơ mới" - Ông Bình diễn giải - "Một số doanh nghiệp may mặc, trong cơn khốn đốn lại đi sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ, xuất khẩu sang các thị trường đang cần. Nếu không vận hành, họ không thể phát hiện cơ hội kinh doanh từ trên trời rơi xuống đó".
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khi "đi ngủ", sẽ nhường cơ hội kinh doanh, thị trường và khách hàng cho đối thủ năng động hơn và chưa ai biết những doanh nghiệp sẽ phải ngủ đông đến bao giờ vì ảnh hưởng từ dịch bệnh. Hơn nữa, khi ngủ đông thì sẽ cần thêm một thời gian nữa để quay lại guồng cũ.
Cuối cùng, bản thân các doanh nghiệp hiện nay cũng là người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không hoạt động, nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, tạo ra ảnh hưởng dây chuyền.
"Theo tôi, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không nên tạm ngừng hoàn toàn mà nên duy trì hoạt động kinh doanh ở mức phù hợp, an toàn theo quy định nhà nước, chú trọng chuyển đổi số để không tụ tập phòng chống dịch bệnh. Trong cái khó phải ló khôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phải tìm cách bán hàng nếu không khả năng chết cao", Chủ tịch Nextech cho biết.
Cũng trong vấn đề doanh nghiệp có nên "ngủ đông" hay không trong thời điểm chịu tác động nặng từ dịch Covid-19, đứng giữa quan điểm của ông Shark Hồng Anh và Shark Bình, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng đó đều là những ý kiến đúng.
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV, đại biểu Quốc hội.
Ông Thân phân tích, tư duy ngủ đông là hay nhưng chỉ nằm trong các DN đã có sự tích lũy. Thực tế như ông Hồng Anh chia sẻ, nhiều doanh nghiệp không thể không đóng cửa.
"Tuy nhiên, với doanh nghiệp kiếm ăn từng bữa không ít và không thể ngủ được, thì phải chuyển đổi hình thái kinh doanh. Chính phủ hô hào chuyển đổi số bao nhiêu năm nay rồi, nhưng chưa bao giờ doanh nghiệp tự giác như bây giờ" - Ông Thân nói.
Cũng theo quan sát của Chủ tịch Hiệp hội DNVVN, nhiều doanh nghiệp thậm chí đạt doanh thu cao hơn, như các doanh nghiệp kinh doanh online, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ.
" Nhiều lúc chúng ta làm chưa chắc hay bằng chúng ta ngồi nghĩ. Anh Bình có nói ngồi một chỗ thì ì trệ, nhưng để là 1 ông chủ doanh nghiệp thì trong khó khăn đều tìm ra được cơ hội. Trong khi nghỉ vẫn tìm tòi được cơ hội. Nhiều khi chúng ta vội vàng quá không có thời gian nghĩ, thời gian sáng tạo, cần có thời gian tĩnh để sáng tạo" - Chủ tịch Hiệp hội DNVVN chia sẻ.
Chuyển đổi online là gì?
Chuyển đổi online là hình thức dịch chuyển toàn bộ công đoạn từ quản lý đến vận hành trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp (sale, marketing, chăm sóc khách hàng, vận hành) lên "đám mây". Từ đó, thay vì ngồi bàn giấy, làm việc tập trung, quản lý dữ liệu trên giấy tờ, doanh nghiệp có thể truy cập và xử lý từ bất cứ đâu, bất kể thời gian nào.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi online để tồn tại.
Làm thế nào để chuyển đổi online?
Hệ sinh thái BizFly vận hành bởi VCCORP hiện nay đang cung cấp các giải pháp giúp bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp yếu thế đang chịu tác động mạnh nhất từ tác động của Covid-19 (Bán lẻ, nhà hàng,...) có thể chuyển đổi online ngay lập tức mà không tốn quá nhiều chi phí hay thời gian đào tạo nhân sự.
Các giải pháp trong hệ sinh thái bao gồm:
1. Giải pháp máy chủ ảo Cloud Server khởi tạo vài phút, chỉ từ 3.000đ/ngày
2. Giải pháp các công cụ Automation bao gồm Chatbot, Email Marketing, CRM
3. Giải pháp Quản lý bán hàng, Quản lý nhà hàng online
Tìm hiểu thêm về Chuyển đổi online tại đây