Vào cuối triều đại nhà Thanh, kỹ thuật nhiếp ảnh phương Tây đã bắt đầu được du nhập vào Trung Quốc. Cũng nhờ đó, nhiều khoảnh khắc lịch sử tại hoàng cung đã được ghi lại giúp chúng ta được chứng kiến sự đổi thay của triều đại nhà Thanh, từ thịnh vượng đến suy tàn cũng như cho phép chúng ta hiểu được bộ mặt xã hội của Trung Quốc trong thời đại phong kiến.
Khung cảnh Điện Thái Hòa vào cuối triều đại nhà Thanh
Điện Thái Hòa là cung điện lớn nhất bên trong Tử Cấm Thành và là trung tâm của ba sảnh chính. Vào đầu thời nhà Minh, nó được gọi là Phụng Thiên, sau khi bị sét đánh gây ra hỏa hoạn và xây dựng lại nhiều lần. Cho đến năm Khang Hy thứ 36 (1697), điện mới được xây dựng lại và có diện mạo ổn định cho đến ngày nay.
Theo ghi chép, điện Phụng Thiên ban đầu có diện tích lớn hơn điện Thái Hòa hiện tại khá nhiều. Nơi đây cũng được biết đến là nơi đăng cơ của hoàng đế, nơi tổ chức hôn lễ, phong thánh cho hoàng hậu, tấn phong thái hậu, điều binh khiển tướng,...Vào đầu triều đại nhà Thanh, kỳ thi cấp cao nhất của hoàng gia cũng được tổ chức tại đây.
Long Dụ Thái hậu và các thái giám vào cuối triều đại nhà Thanh
Long Dụ Thái hậu được biết đến là hoàng hậu duy nhất của Hoàng đế Quang Tự, vị Hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Thanh và là cháu gái của Từ Hi. Nhiều lời đồn cho rằng, dù được chính Từ Hi Thái hậu đích thân lựa chọn để kết hôn với Quang Tự nhưng vị hoàng hậu này lại không được ân sủng do có ngoại hình không quá xuất sắc.
Bức ảnh chụp trong lễ tang Long Dụ Thái hậu
Vào ngày 22/2/1913, Long Dụ Thái hậu qua đời vì bệnh tật ở tuổi 46 tại Trường Xuân Cung, một trong những Tây Lục Cung và được chôn cất cùng chồng.
Đoan Khang quý phi cùng các cung nữ hái hoa trong vườn thượng uyển
Bên trái là cung nữ, bên phải là Đoan Khang quý phi hay còn gọi là Cẩn phi. Bà là một trong ba phi tần của Hoàng đế Quang Tự và cũng là người được hoàng đế này yêu chiều nhất. Vào ngày 20/10/1924, Cẩn phi qua đời vì bệnh trong Cung Vĩnh Hòa ở tuổi 51 và được chôn cất trong Phi viên tẩm của Sùng lăng.
Vua Càn Long thưởng thức món lẩu
Vào thời nhà Thanh, Tử Cấm Thành vào mùa đông vô cùng lạnh giá. Theo ghi chép, vào năm Càn Long thứ 54, Hoàng đế Càn Long rất thích thưởng thức món lẩu và chỉ trong một năm, ông đã ăn hơn 200 bữa lẩu.
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của món lẩu: một là vào thời chiến quốc, khi các nhà sử học sử dụng nồi đất sét làm nồi lẩu. Một giả thuyết khác lại cho rằng lẩu bắt đầu từ thời nhà Hán và có thể có lịch sử hơn 2.000 năm ở Trung Quốc.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, lẩu không chỉ được người dân ưa chuộng mà còn trở thành "món ăn cung đình" nổi tiếng. Trong "Thanh sử ký" có ghi lại rằng các món lẩu mà Càn Long ăn thường là lẩu gà vịt, lẩu cừu nguyên con hoặc lẩu thịt cừu vàng.
Cung nữ cuối thời nhà Thanh ngồi trên xích đu
Được biết, cung nữ này vào cung năm 13 tuổi và trải qua ba triều đại, bà lần lượt hầu hạ Từ Hi Thái hậu, Long Dụ thái hậu và Đoan Khang phi. Bà được coi là cung nữ hàng đầu trong cung.
Được biết, cung nữ là một tầng lớp không thể thiếu trong các triều đại phong kiến. Các cung nữ trong triều đại nhà Thanh thường bắt đầu tiến cung từ năm 12 tuổi, những người được chọn sẽ bị nhốt trong cung và cách ly với thế giới bên ngoài hoàn toàn kể từ đó. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, một số lượng lớn các cung nữ đã gặp khó khăn rất nhiều với việc hòa nhập với xã hội bên ngoài tường thành.
Nguồn: Sohu