Uyển Dung – Hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh xuất thân từ gia tộc Quách Bố La thị. Cha của bà làm việc trong bộ hộ gia đình hoàng gia. Từ nhỏ ông đã sắp xếp cho con gái của mình đi học tại một trường của Mỹ ở Thiên Tân, Trung Quốc.
Uyển Dung là hoàng hậu thời nhà Thanh nổi tiếng với vẻ đẹp tựa như một minh tinh màn ảnh. (Ảnh: Sohu)
Vẻ đẹp của Uyển Dung là sự kết hợp vẹn toàn giữa vẻ đẹp đoan trang của phương Đông và sự hiện đại của phương Tây. (Ảnh: Sohu)
Nhiều tài liệu cho biết, Uyển Dung là người sở hữu vẻ đẹp thanh tân kiều diễm. Không những thế, Uyển Dung là sự kết hợp vẹn toàn giữa vẻ đẹp đoan trang của phương Đông và sự hiện đại của phương Tây. Nàng có tài cầm kỳ thi họa điêu luyện. Ngoài ra, Uyển Dung còn thông thạo tiếng Anh.
Uyển Dung không chỉ giỏi cầm kỳ thi họa, nàng còn thông thạo tiếng Anh. (Ảnh: Sohu)
Uyển Dung từ nhỏ được cha cho theo học tại một trường của Mỹ ở Thiên Tân, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Năm 17 tuổi, Uyển Dung được chọn để trở thành hoàng hậu của Phổ Nghi. Hôn nhân của hai người diễn ra vào cuối năm 1922. Những tưởng Uyển Dung được sống trong nhung lụa nhưng cuộc đời của nàng đầy sóng gió và biến động.
Uyển Dung được chọn làm hoàng hậu của Phổ Nghi. (Ảnh: Sohu)
Hoàng hậu Uyển Dung cùng phi tần Văn Tú. (Ảnh: Sohu)
Hoàng hậu và phi tần của Phổ Nghi. (Ảnh: Sohu)
Theo nhiều tài liệu ghi chép, Phổ Nghi là một người gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Ông hoàn toàn bỏ bê hoàng hậu cũng như các phi tần của mình. Uyển Dung dù xinh đẹp, tài năng như minh tinh màn ảnh nhưng nàng vẫn phải chịu cảnh chồng ghẻ lạnh trong suốt nhiều năm.
Phổ Nghi vì gặp khó khăn trong đời sống tình dục nên hoàn toàn bỏ bê Uyển Dung. (Ảnh: Sohu)
Uyển Dung dù xinh đẹp nhưng bị hoàng đế lạnh nhạt. (Ảnh: Sohu)
Sau đó, chế độ quân chủ bị bãi bỏ, 2 người bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành và phải di chuyển tới Thiên Tân sống. Vào đầu những năm 1930, Phổ Nghi được phong làm quốc trưởng Mãn Châu Quốc. Tới năm 1945, Phổ Nghi bỏ lại Uyển Dung và các phi tần.
Tưởng được chọn làm hoàng hậu, Uyển Dung được sống trong nhung lụa nhưng cuộc đời của nàng đầy sóng gió và biến động. (Ảnh: Sohu)
Chế độ quân chủ bị bãi bỏ, Uyển Dung và Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành và phải di chuyển tới Thiên Tân sống. (Ảnh: Sohu)
Cuối đời, Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết. Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo.
Ảnh: Sohu
Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện. (Ảnh: Sohu)
Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Nguồn: Sohu