Biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính là những nguyên nhân chính khiến cho lượng băng đang lùi dần về hai cực, những khối băng vĩnh cửu cũng bị đe dọa nếu như Trái Đất vẫn không giảm nhiệt.
Băng hai cực tan hết sẽ khiến thế giới thay đổi như thế nào?
Mặc dù khả năng băng ở hai cực tan hết là khó có thể xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cũng không loại trừ câu hỏi: Trái Đất sẽ ra sao nếu băng ở hai cực tan hết?
Câu trả lời mà ai cũng có thể biết được chính là sự tăng lên dữ dội của mực nước biển. Một hội thảo liên quốc gia (Intergovernmental Panel) đã dự đoán rằng cuối thể kỷ này mực nước biển sẽ tăng lên vài mét.
Băng tan sẽ làm thay đổi cả thế giới. Ảnh Internet.
Hai cực là nơi tập trung lượng băng lớn nhất thế giới (chiếm tới 90%) và 70% là nước sạch. Do đó, khi băng tan hết sẽ làm nước biển dâng cao tới hơn 64 mét.
Một lý do nữa khiến cho mực nước biển dâng cao khi băng tan chính là sự ấm lên của biển (do băng tan hết khiến sự bức xạ gần như về zero, còn sự hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời đạt tối đa).
Khi nước nóng lên, thể tích của nó sẽ tăng lên (khối lượng riêng giảm) và nước biển sẽ không chỉ dâng cao ở con số 64 mét.
Hệ quả tất nhiên là một phần lớn diện tích đất liền bị nhấn chìm trong biển nước, hay nói cách khác bản đồ thế giới sẽ phải thay đổi khi băng tan.
Những thành phố hay quốc gia có độ cao so với mực nước biển thấp và nằm ở ven biển chính là những nơi gánh chịu hậu quả đầu tiền khi băng tan.
Video sau sẽ cho bạn cái nhìn bao quát nhất khi thảm họa này diễn ra:
Băng tan sẽ khiến bản đồ thế giới phải vẽ lại.
Viễn cảnh ở các châu lục...
Bắc Mỹ
Phần bờ biển Bắc Mỹ ở Đại Tây Dương và bang Florida (Mỹ) sẽ bị xóa sổ, còn khu vực núi San Francisco, California cũng không khá hơn khi biến thành các hòn đảo, vùng thấp hơn là thung lũng trung tâm Central Valley sẽ là một vịnh biển lớn.
Nam Mỹ
Những con sông lớn như Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay sẽ bị biển nhấn chìm, thủ đô Buenos Aires của Argentina, vùng bờ biển Uruguay và đất nước Paraguay cũng biến mất.
Châu Phi
Đây là châu lục ít bị mất đất nhất khi băng tan, tuy nhiên tại Ai Cập, thủ đô Cairo và thành phố ven biển Alexandria cũng sẽ bị nước nhấn chìm.
Châu Âu
Bao quanh bởi nhiều biển lớn như biển Địa Trung Hải, biển Đen và biển Caspi, châu Âu sẽ là châu lục đối mặt với thảm họa này nghiêm trọng nhất. Anh, Hà Lan hay Đan Mạch sẽ bị chìm sâu bởi nước biển.
Châu Á
Bangladesh sẽ bị nhấn chìm toàn bộ trong khi Trung Quốc cũng sẽ bị mất đi rất nhiều đất liền, nhất là các thành phố cảng như Hồng Kông, Thượng Hải sẽ bị xóa sổ.
Thủ đô Phnom Penh của Campuchia sẽ trở thành một hòn đảo, Singapore sẽ biến mất trên bản đồ thế giới.
Châu Đại Dương và Tây Nam Cực
Australia sẽ mất rất nhiều diện tích đất liền, khối băng ở đảo Greenland sẽ biến mất góp phần vào sự dâng cao của nước biển.
Bài viết sử dụng nguồn: Uk.businessinsider.com