Nhà Nguyễn có hàng trăm chiếc ấn được chế tác bằng vàng, bạc hoặc ngọc nhưng những chiếc ấn này được sử dụng vào việc gì không phải ai cũng biết.
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn cho làm hơn 100 chiếc ấn (làm bằng vàng, bạc thì gọi là Kim bảo, chế tác bằng ngọc thì gọi là Ngọc tỷ nhưng về sau không phân biệt rõ).
Thời vua Gia Long (1802 - 1820) có 12 chiếc ấn; thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) có đến 15 chiếc. 10 chiếc ấn được làm vào thời vua Thiệu Trị (1841 - 1847); thời vua Tự Đức (1848 - 1883) cũng có 15 chiếc ấn ấn.
Thời vua Kiến Phúc (1884) và vua Hàm Nghi (1885) lại chỉ có 1 chiếc ấn. Đến thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) có 5 chiếc ấn được đúc; thời vua Thành Thái (1889 - 1907) có 10 chiếc ấn.
Thời vua Khải Định (1916 - 1924) có 12 chiếc và thời vua Bảo Đại (1925 - 1945) có 8 chiếc.
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn cho làm hơn 100 chiếc ấn bằng vàng, bạc hoặc ngọc nhưng việc Hoàng gia triều Nguyễn sử dụng chúng vào mục đích gì, hậu thế sau này không phải ai cũng biết. (Ảnh: Nguyễn Vương)
Về cấu trúc và kiểu dáng của các bảo tỷ thời Nguyễn nói chung đều có 2 phần là thân ấn và quai ấn. Những biểu hiện thẩm mỹ từ những chiếc ấn này cũng góp phần để nhà Nguyễn tự khẳng định triều đại và vị thế đất nước.
Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có 5 móng vì trong văn hoá phương Đông đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị.
Kim bảo và Ngọc tỷ triều Nguyễn đều là những bảo vật quốc gia nhưng đáng tiếc, một số chiếc ấn có tính biểu tượng như ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Pháp. Một trong số những chiếc ấn bị đánh cắp hoặc tiêu huỷ là ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo.
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chỉ còn lưu giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc và bằng bạc được chế tác từ thời nhà Nguyễn.
Dưới đây là một số hình ảnh những Kim bảo thời nhà Nguyễn được phục dựng nguyên mẫu bằng gốm thếp vàng với tỷ lệ 1/1 cũng như ý nghĩa của từng chiếc. Hiện những chiếc ấn này đang được trưng bày tại một bên điện Thái Hoà trong Đại Nội Huế: