Anh công nhân đào được cái gáo gỉ sét, đem về múc nước suốt 10 năm, chuyên gia ngỡ ngàng: Sao cậu dám?

Kim Dung |

Công dụng thật sự của "cái gáo" không như chàng trai nghĩ, đây là món đồ xa xỉ với niên đại 1.800 năm.

Anh công nhân sở hữu cổ vật (Nguồn: Kknews)

Anh công nhân sở hữu cổ vật (Nguồn: Kknews)

Vào những năm 1980, một công nhân làm việc tại thị trấn Tứ Cao, huyện Châu Minh, tỉnh Phúc Kiến đã đào được một món đồ bằng đồng có lớp gỉ xanh rất giống một chiếc gáo với tay cầm dài.

Anh công nhân nghĩ rằng mình đã đào được một món đồ cổ nên khi về nhà đã khoe với những người hàng xóm "chiến tích" của bản thân, nhưng những người dân ở đây đa phần là lao động phổ thông nên họ đều cho rằng anh đã mang một thứ vô dụng về nhà.

Anh công nhân đào được cái gáo gỉ sét, đem về múc nước suốt 10 năm, chuyên gia ngỡ ngàng: Sao cậu dám? - Ảnh 1.

Món đồ mà người công nhân tìm thấy (Nguồn: Sohu)

Anh nghe xong định đem vứt đi nhưng thấy có thể trưng dụng món đồ này làm gáo nước nên đã giữ lại để sử dụng như một vật dụng bình thường. Sau 10 năm giá trị thực sự của món đồ mới được hé lộ.

Công dụng thực sự của chiếc gáo gỉ sét là gì?

Năm 1996, Zheng Yong - Giám đốc Bảo tàng huyện Châu Ninh và nhóm nghiên cứu của ông đã đến thị trấn Tứ Cao để vận động giao nộp di tích văn hóa trong nhân dân.

Biết được thông tin này, anh công nhân đã mời họ đến xem chiếc gáo nước bằng đồng ở nhà. Ngay khi nhìn thấy nó, ông Zheng đã phải thốt lên: "Đây đúng là một bảo vật! Sao cậu dám dùng để múc nước?"

Anh công nhân đào được cái gáo gỉ sét, đem về múc nước suốt 10 năm, chuyên gia ngỡ ngàng: Sao cậu dám? - Ảnh 2.

Cổ vật khá đơn giản, không có hoa văn (Nguồn: Sohu)

Cổ vật này có bụng tròn, miệng rộng và tay cầm dài, bề mặt không có hoa văn trang trí, được bảo quản tốt. Được sự cho phép của chủ sở hữu, ông Zheng đã mang cổ vật về bảo tàng nghiên cứu.

Sau khi kiểm tra niên đại, ông phát hiện ra chiếc "gáo nước" này thực chất là một chiếc bàn là bằng đồng được người Mân Việt (một vương quốc cổ của Trung Quốc đặt tại nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) sử dụng cách đây hơn 1800 năm.

Trước khi là quần áo, người xưa sẽ cho vào bàn là những cục than còn nóng vào cho đến khi mặt dưới của bàn là đã nóng sẽ có thể sử dụng để là phẳng quần áo.

Khi bàn là lần đầu tiên được phát minh vào triều đại nhà Thương, nó được sử dụng như một công cụ tra tấn, làm bỏng da của các tù nhân. Vào cuối thời Tần và đầu thời Hán, chức năng của nó được cố định trong việc ủi quần áo.

Anh công nhân đào được cái gáo gỉ sét, đem về múc nước suốt 10 năm, chuyên gia ngỡ ngàng: Sao cậu dám? - Ảnh 4.

Cách sử dụng bàn là của người xưa (Nguồn: Kknews)

1800 năm trước, bàn là đã là một thứ đồ xa xỉ, chưa kể đến bàn là này còn được làm bằng đồng. Loại bàn là bằng đồng này thời đó cực hiếm thường chỉ được xuất hiện trong gia đình hoàng tộc, thường được dùng để ủi vải lụa - loại vải chỉ có hoàng thân quốc thích mới được mặc.

"Một chiếc bàn là nhỏ có thể khôi phục lại một phần cuộc sống của tổ tiên." Ông Zheng nói rằng chiếc bàn là bằng đồng này có thể cung cấp tài liệu tham khảo để nghiên cứu lịch sử của người Mân Việt thời Đông Ngô (220-222), đặc biệt là lịch sử của các khu vực miền núi ở đông bắc Phúc Kiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại