Hãi hùng cảnh người Việt đang mua bệnh ung thư vào người
TS Nguyễn Quang Thảo- Trưởng phòng ATTP, Vụ khoa học công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay người Việt đang tự mua bệnh ung thư vào người.
TS Thảo cho biết mỗi buổi chiều trên các đường phố những quán ăn vặt chiên rán với chảo dầu vàng đen, bốc khói nguy ngút và hàng trăm, hàng nghìn người cứ vô tư ăn nó mà không biết rằng chúng ta đang đưa chính bệnh ung thư vào miệng mình.
Nhìn những cảnh đó, TS Thảo cũng như nhiều đồng nghiệp của ông phải thốt lên rằng "quá sợ hãi". Họ không biết rằng chảo dầu bốc khói kia chính là con đường đưa họ đến bệnh tật nhanh nhất, nhiều nhất.
Cùng quan điểm, PGS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia tâm sự, không phải ngẫu nhiên mà các khoa khám bệnh, bệnh viện chuyên khoa ung thư lại tăng chóng mặt như thế.
Theo PGS Mai chính cách chế biến, nấu ăn cũng như thói quen ăn uống của người Việt là nguyên nhân khiến các bệnh ung thư gia tăng nhiều như thế. Nếu ung thư do thuốc lá là 30 % thì do ăn uống lên tới 40%.
Hình ảnh tế bào ung thư (Ảnh minh họa)
Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình nhưng khi dầu bị đun nóng nhiều lần, thành phần hóa học sẽ thay đổi: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide...
Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao, các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch…
Việc ăn vặt các món chiên rán tại các cơ sở chế biến nỗi lo không chỉ dùng dầu ăn không rõ nguồn gốc đã nguy hại, dùng dầu thừa chiên đi chiên lại còn nguy hiểm cho sức khỏe người dùng như thế nào.
Đa số các cơ sở không đảm bảo
PGS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết, dầu ăn được chế biến từ các loại hạt chứa dầu vì thế trong dầu ăn đặc biệt là dầu lạc có thể chứa độc tố.
Vì thế, Bộ Y tế quy định rất rõ các chỉ số an toàn trong dầu ăn, đặc biệt có cả loại vi sinh vật làm cho dầu ăn nguy cơ ô nhiễm sức khỏe.
Theo quy chuẩn của Việt Nam có nhiều dầu ăn ép từ các hạt có dầu, nguy cơ ô nhiễm nấm (nguy cơ gây ung thư) những aflatocxin B1 nằm dưới ngưỡng 5 % triệu/lít.
Nhưng nếu mua phải dầu kém chất lượng, không được kiểm soát, trôi nổi trên thị trường thì quy chuẩn này rất khó kiểm soát.
PGS Hảo cho biết thực trạng sử dụng dầu ăn của chúng ta dù đặt chất lượng, an toàn cho người thân là trên hết nhưng ở các cơ sở chế biến thực phẩm ngoài thị trường tình hình chất lượng dầu ăn rất kém chất lượng mà người Việt mình thì vô tư ăn vào.
Theo PGS Hảo, nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy, tình trạng sử dụng dầu ăn ở các cơ sở làm bánh rán, xôi, quẩy, hành chiên đã được tổng hợp.
Nghiên cứu được quan sát trực tiếp, lấy mẫu tại các cơ sở như trên tại 4 quận nội thành Hà Nội để kiểm soát các chất sinh ra trong quý trình chế biến. Trong đó việc chiên đi chiên lại nhiều lần lên mức đáng báo động.
Cụ thể quận Đống Đa 75 % các cơ sở chế biến có chiên, rán sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, Ba Đình có 65%, Hai Bà Trưng 100 %, Cầu Ciấy 100% sử dụng dầu chiên đi chiên lại từ 2 – 5, 6 lần.
Khi chiên đi chiên lại, dầu ôi khét sinh ra các độc tố ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Tái chế dầu ăn để chiên rán là nguyên nhân gây ra ung thư (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia đều cảnh báo thực phẩm chiên làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat.
Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với hệ thống sinh sản.
Ngoài ra, theo TS Thảo, người Việt mình còn có thói quen sử dụng dầu không đúng cách ngoài chiên đi, chiên lại họ còn có thói quen trộn dầu mới vào dầu cũ, sử dụng dầu chiên để nấu, xào.
TS Thảo nhấn mạnh cách tốt nhất không rước bệnh vào người là không bao giờ được trộn dầu mới, dầu cũ đã chiên rồi, đổ vào cái lọ như thế cực kỳ nguy hiểm tạo ra độc tố.
Không bao giờ trộn hai dầu này với nhau vì đó là cấy cái độc vào cái không độc.
Cách tốt nhất là sử dụng dầu có chất lượng, trong không bị đóng cặn khi nhiệt độ thấp, không có mùi tanh, có nguồn gốc rõ ràng và tuỳ từng mục đích sử dụng dầu có dầu chỉ dùng xào, có loại chiên nhưng có loại chỉ để trộn salat.