Ấn Độ thu lượm bài học lớn từ xung đột Nga-Ukraine

Hoàng Đức |

Cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt là cuộc đấu giữa xe tăng-thiết giáp Ukraine với ATGM Nga đã cho Ấn Độ nhiều bài học quý báu.

Mới đây, tờ “Ấn Độ ngày nay” (India Today) có bài viết tiết lộ rằng, những bài học từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy Lực lượng Không quân Ấn Độ mua sắm tên lửa dẫn đường chống tăng Spike Non-Line of Sight (viết tắt là “Spike NLOS”) do Israel sản xuất.

Theo bài viết, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang nghiên cứu kỹ lưỡng và đúc rút những lí luận mới, chiến thuật mới và cách thức sử dụng vũ khí mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, trong đó, trận chiến quyết định giữa xe tăng và các loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) là một trong những vấn đề được quan tâm chú ý nhất.

Sự hiệu quả của các máy bay trực thăng Nga như Ka-52 trong việc tiêu diệt xe tăng, thiết giáp Ukraine đã giúp các nhà quân sự Ấn Độ đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của tên lửa chống tăng, đặc biệt là các ATGM lắp trên máy bay trực thăng, đối với việc ngăn chặn các cuộc tấn công của bộ binh cơ giới.

Do đó, họ đã quyết định đưa tên lửa chống tăng lên tất cả các máy bay trực thăng của mình và lựa chọn tên lửa chống tăng tiên tiến nhất của Israel là Spike NLOS. Loại ATGM do hãng Rafael Advanced Defense Systems chế tạo là một phương tiện tiêu diệt xe bọc thép tầm xa, với tầm bắn lên tới 30km.

Giới lãnh đạo Lục quân Ấn Độ cho rằng, NLOS có khả năng giao chiến và vô hiệu hóa hiệu quả các đơn vị thiết giáp của đối phương, từ đó nâng cao khả năng răn đe tổng thể của Ấn Độ.

India Atoday cho biết, giới chuyên gia nước này đã hoàn thành thành công việc tích hợp máy bay trực thăng Nga và ATGM Israel.

Việc Spike NLOS thích ứng với phi đội trực thăng Mi-17-V5 do Nga sản xuất sẽ làm tăng thêm tính linh hoạt và hiệu quả tấn công của những máy bay trực thăng này.

Ngoài ra, Ấn Độ có nhiều loại tên lửa không đối đất, bao gồm ASM AGM-114L/R Hellfire của Mỹ; Kh-29 cũng như Kh-59 và biến thể Kh-59M tiên tiến của Nga, được công nhận là có khả năng tấn công mạnh mẽ. Ấn Độ cũng đã mua sắm một số ít tên lửa AS-30 của Pháp và Popeye II của Israel trong lớp này.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Quân đội Ấn Độ cho biết, việc mua tên lửa của Israel chỉ là một biện pháp tạm thời.

Sau này, chúng sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các tên lửa chống tăng có điều khiển quốc nội, quá trình phát triển đang được tiến hành và sẽ hoàn thành trong vòng ba năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại