Tàu ngầm hạt nhân Arihant trị giá 2,9 tỷ USD của hải quân Ấn Độ.
Sự cố được đánh giá là rất nghiêm trọng vì Arihant là nền tảng quan trọng nhất trong bộ ba hạt nhân của Ấn Độ: trên bộ - trên không - trên biển. Một nguồn tin hải quân nói đây là “lỗi của con người”. Con tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã phải nằm cảng dài ngày để sửa chữa cho dù mới được hạ thủy.
Tàu ngầm Arihant không bị phá hủy, nhưng rất nhiều thiết bị đã bị hỏng. Đây là lý do tại sao cần đảm bảo rằng tất cả các cửa sập của con tàu đã được đóng lại trước khi lặn.
Tàu ngầm hiện đại không phải là một cỗ máy đơn giản. Việc mất động lực, lũ lụt bất ngờ, sự cố với lò phản ứng hoặc vũ khí có thể khiến một phi hành đoàn chìm trong “mồ chôn bằng thép”.
Đây là bài học kinh nghiệm cho hải quân Ấn Độ, lực lượng đã loại biên đưa tàu ngầm tên lửa hạt nhân đầu tiên của nước này, chiếc Arihant trị giá 2,9 tỷ USD, theo cách dễ hiểu nhất có thể kể từ khi con tàu chịu “thiệt hại lớn” khoảng 10 tháng trước.
Một nguồn tin hải quân nói đây là “lỗi của con người”.
Nguồn tin này nói một cách dí dỏm: tức là “cho phép nước ngập đến khoang động lực của tàu ngầm mà chưa đảm bảo được một trong các cửa sập bên ngoài của tàu đã được đóng”.
Nước “tràn vào khi cửa sập ở phía sau bị bỏ ngỏ do nhầm lẫn trong khi tàu Arihant vẫn đang neo đậu ở bến cảng” vào tháng 2 năm 2017, ngay sau khi tàu ngầm được hạ thủy, The Hindu đưa tin.
Kể từ đó, chiếc tàu ngầm "đã được sửa chữa và dọn dẹp", theo bài báo. "Bên cạnh các công việc sửa chữa khác, nhiều đường ống phải được cắt mở và thay thế”.
Thật khó để nói rõ đây là sự cố nghiêm trọng như thế nào, nhưng tác giả Kyle Mizokami chuyên về mảng quân sự bình luận trên Popular Mechanics:
"Các nhà chức trách Ấn Độ đã ra lệnh thay thế đường ống vì họ “có khả năng cảm thấy rằng các đường ống tiếp xúc với nước biển ăn mòn không thể tin cậy được nữa, đặc biệt là các đường ống dẫn nước làm mát có áp suất đến và đi từ lò phản ứng hạt nhân 83 megawatt của con tàu”.
Vụ việc là một mối lo ngại đối với Lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Arihant đại diện cho một bước tiến lớn trong bộ ba hạt nhân của Ấn Độ sau khi hoàn thành vào tháng 10 năm 2016 (Ấn Độ năm 1974 trở thành quốc gia thứ 6 tiến hành một vụ thử hạt nhân thành công), khả năng phóng tên lửa hạt nhân tầm ngắn K-15 và tầm trung K-4 của Arihant được coi là một biện pháp răn đe mạnh mẽ của Ấn Độ chống lại nước láng giềng Pakistan có vũ khí hạt nhân.
“Arihant là nền tảng quan trọng nhất trong bộ ba hạt nhân của Ấn Độ” theo tin của The Hindu. “Nhưng điều quan trọng là nền tảng này phát huy tác dụng - và tàu ngầm, trước hết là phải kín nước”.