Ấn Độ gửi tín hiệu chiến lược tới cuộc tập trận Trung Quốc - Pakistan trên biển Ả Rập

Phương Võ |

Ấn Độ đã gửi tàu sân bay INS Vikramaditya đến biển Ả Rập để theo dõi cuộc tập trận quân sự Trung Quốc – Pakistan.

Mới đây, Pakistan và Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở phía bắc biển Ả Rập. Mục tiêu của cuộc tập trận chung kéo dài 9 ngày là tăng khả năng tương tác và hợp tác chiến lược giữa lực lượng Hải quân của hai quốc gia, The Hindustan Times cho biết.

Tàu sân bay Vikramaditya được coi là một thông điệp cụ thể và thậm chí là một tín hiệu chiến lược mà New Delhi muốn gửi tới hai nước láng giềng. Được biết, trên tàu sân bay có sự xuất hiện của đại diện cấp cao Bộ chỉ huy Hải quân Ấn Độ.

Pakistan và Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận theo dõi hải quân nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa các lực lượng hải quân, tại thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir, ấn phẩm Ấn Độ cho biết.

Cuộc tập trận có sự tham gia của nhiều loại tàu chiến, bao gồm tàu khu trục, tàu chiến hạm và tàu ngầm.

Một số nguồn tin cho biết, tàu sân bay Vikramaditya và máy bay chiến đấu MiG-29K của Ấn Độ đã được gửi tới khu vực diễn ra cuộc tập trận vì mục đích chiến lược.

Hiện tại, Trung Quốc đang phát triển cảng Gwadar của Pakistan trên bờ biển Ả Rập và gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực. Đây là một mối quan tâm ở Ấn Độ.

Nhớ lại rằng vào năm 2015, chính phủ Pakistan đã cho công ty China Overseas Port Holding thuê dài hạn hơn 150 ha đất tại cảng Gwadar với mục đích xây dựng một đặc khu kinh tế.

Thành phố cảng Gwadar được kết nối với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc thông qua Hành lang kinh tế Trung-Pakistan (CPEC - một dự án có giá trị hàng chục tỷ USD). Trung Quốc đã chi một số tiền lớn để thực hiện dự án này. Theo dự kiến, mạng lưới đường bộ và đường sắt sẽ được xây dựng để kết nối cảng Pakistan với Khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.

Ấn Độ bày tỏ sự phản đối với dự án này bởi nếu một hành lang kinh tế như vậy được xây dựng, các hoạt động chung của Trung Quốc và Pakistan sẽ liên quan đến một phần của Kashmir – vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại