Trong cuộc trả lời phóng vấn hãng thông tấn Sputnik mới đây, đại diện liên doanh BrahMos Aerospace - ông Praveen Pathak đã cho biết trong 4 - 5 năm nữa, phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos có tốc độ Mach 4 sẽ ra đời.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng 7 năm nữa, tên lửa BrahMos sẽ vươn với vận tốc kinh hoàng đó là Mach 7, thông số này đủ để khiến nó vượt qua mọi hệ thống phòng không hạm tàu tiên tiến nhất.
Ngoài tốc độ ấn tượng, tầm bắn của BrahMos cũng đã được cải thiện đáng kể. Hiện tại tên lửa đạt tầm xa 450 km, nhưng dự báo sẽ sớm chạm tới con số 600 km, tức là tương đương bản nội địa P-800 Oniks của Nga.
Tên lửa BrahMos II sẽ là vũ khí chống hạm đáng sợ nhất thế giới
Việt Nam - Ấn Độ là hai đối tác chiến lược toàn diện, có mối quan hệ hợp tác quốc phòng rất chặt chẽ, phía bạn từng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng dành cho chúng ta những vũ khí tốt nhất, kể cả tên lửa BrahMos.
Vậy khi BrahMos II hoàn thành, Việt Nam có thể mua được phiên bản với đầy đủ sức mạnh?
Đáng tiếc rằng câu trả lời sẽ là không, nguyên nhân là do Ấn Độ đã tham gia Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), trong đó quy định cấm nhà sản xuất bán ra nước ngoài tên lửa có tầm bắn trên 300 km và mang đầu đạn trọng lượng vượt quá 500 kg.
Thời gian đầu tầm bắn của BrahMos chỉ là 290 km do Ấn Độ chưa tham gia MTCR nên bị Nga giới hạn tính năng của vũ khí này. Chỉ đến khi New Delhi chính thức phê chuẩn hiệp ước thì mới được "tháo khoán".
Việc sản xuất cũng như xuất khẩu BrahMos chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của liên doanh trong đó có Moskva, nên loại trừ khả năng xuất hiện việc "đi đêm" để vượt rào nhằm cung cấp cho đồng minh thân thiết.
Bản xuất khẩu của tên lửa BrahMos II sẽ có tầm bắn tối đa 300 km
Nếu trong tương lai Ấn Độ đồng ý bán biến thể tên lửa chống hạm siêu thanh nâng cấp BrahMos II cho Việt Nam, chỉ có thể hy vọng rằng nó sẽ giữ nguyên được tốc độ tối đa Mach 7, còn lại viễn cảnh tầm bắn vượt ngoài 300 km là hoàn toàn bất khả thi.
Muốn nắm trong tay một vũ khí không bị giới hạn bởi hiệp ước MTCR, Việt Nam sẽ có hai con đường để đi: thứ nhất là tự nghiên cứu chế tạo một loại mới (có thể hợp tác với nước ngoài như mô hình liên doanh BrahMos Aerospace); hoặc mày mò "cải tiến" vũ khí mua về, khiến nó tiệm cận tính năng của phiên bản nội địa.