Trước đó, hai phi đội phiên bản MiG-27ML đã ‘nghỉ hưu’ và được lưu trữ tại căn cứ không quân Hashimara ở Bengal năm 2017. Tới năm nay Ấn Độ đã quyết định cho nghỉ hưu toàn bộ dòng máy bay này bao gồm cả phiên bản hiện đại nhất MiG-27UPG.
Được Liên Xô giới thiệu vào đầu thập niên 1980, MiG-27 rất thành công tại quốc gia Nam Á này tương tự như Su-30MKI vào thời điểm hiện tại. Bên cạnh nhập khẩu nguyên chiếc thì Ấn Độ còn chế tạo trong nước.
MiG-27 có cơ sở phát triển từ loại máy bay chiến đấu Mikoyan-Gurevich MiG-23, nhưng nó có vai trò chính là tấn công mặt đất. Trong tiếng Anh và Pháp xếp nó vào loại máy bay cường kích, còn tiếng Nga gọi nó là máy bay tiêm kích-ném bom.
MiG-27 dùng chung bộ khung cơ bản giống MiG-23, nhưng khác biệt ở phần mũi máy bay do loại bỏ radar.
Với kiểu mũi "mỏ vịt" sẽ có lợi trong tạo mặt cắt xiên xuống khi máy bay tấn công, nâng cao tầm nhìn của phi công. Thay thế cho radar là hệ thống đo khoảng cách và tìm kiếm bằng tia laze.
Theo IndiaToday, các máy bay đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Kargil năm 1999 với Pakistan, giúp Ấn Độ giành lại quyền sở hữu quận Kargil ở Kashmir. Những chiếc Mig-27 được nâng cấp thành MiG-27UPG bắt đầu từ năm 2004.
Không quân Ấn Độ được cho là đã tích lũy khoảng 210 chiếc MiG-27, bao gồm cả các biến thể. Các máy bay được trang bị một loại tên lửa chính xác, tên lửa và TV và bom dẫn đường bằng laser.
Mig-27 đóng vai trò là xương sống, nòng cốt của Không quân Ấn Độ trong suốt những năm 90 và 2000. Trong những năm cuối cùng hoạt động trong Không quân Ấn Độ, các máy bay bắt đầu cho thấy sự già nua và lỗi thời của chúng, Ấn Độ mất hơn một chục chiếc MiG-27 trong các vụ tai nạn.
Trước khi ‘nghỉ hưu’, các tiêm kích Mig-27 được sử dụng bởi 7 phi đội chiến đấu riêng biệt và làm máy bay huấn luyện chiến đấu.Khi Ấn Độ dừng hoạt động các máy bay của mình, Kazakhstan sẽ là quốc gia cuối cùng có MiG-27 trong kho.
Nga đã dừng hoạt động hạm đội MiG-27 vào đầu những năm 1990 do cắt giảm ngân sách sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các máy bay trước đây cũng từng phục vụ trong một số lực lượng không quân của Hiệp ước Warsaw trước đây, cũng như Sri Lanka, Cuba, Ai Cập, Iraq, Libya và Algeria.
https://anninhthudo.vn/quan-su/info-an-do-cho-nghi-huu-cuong-kich-huyen-thoai-mig27-tung-khien-pakistan-run-so/831328.antd