Cải trời: Loại cây mọc hoang khắp thế giới có tác dụng chữa nhiều bệnh
Cải trời là 1 loại cây thân thảo, dáng đứng, cao 0,4-0,8 m, phân cành nhiều, có mùi thơm nhẹ. Thân cây có tiết diện tròn, màu xanh, phủ bên ngoài nhiều lông ngắn dính và ít lông dài màu trắng, nhánh và lá cũng có lông hơi dính và có mùi thơm dễ chịu.
Lá cây cải trời mọc so le, mép có khía răng. Cụm hoa có màu vàng ở ngọn, có các nhánh dài, có lông dính và có hoa.
Cây cải trời mọc hoang ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Australia...
Cây cải trời là một loài cỏ dại có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau đó dần dần lan sang một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Indonesia, tiếp đến Trung Quốc và Australia.
Một số đất nước ở Châu Âu như Áo, Pháp, Đức, Scotland.. cũng có loại cây dại này. Cây cải trời cũng xuất hiện ở Mỹ và một số vùng ở Châu Phi.
Tại đây, cây cải trời thường được sử dụng làm vị thuốc.
Theo như dược điển của Ấn Độ, cải trời có vị đắng, chát, có chứa chất làm se, có tác dụng giải nhiệt, khả năng cầm máu, chống viêm, tiêu hóa, bệnh mắt, thuốc bổ gan, trừ đờm, hạ nhiệt, hạ sốt, trừ giun, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ cải trời có thể trừ tả.
Cây cải trời được thái nhỏ, phơi khô và pha với nước, uống như trà.
Người dân Ấn Độ còn sử dụng lá cải trời để trị đau bụng và dùng để lọc sạch nước uống hàng ngày.
Còn tại hòn đảo Java thuộc Indonesia, ngoài dùng chồi non nấu canh ăn, người dân địa phương còn sử dụng cây cải trời làm thuốc trị mụn nhọt, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam, tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, nước tiểu vàng và nóng.
Ở Malaysia, cây cải trời được dùng để xua đuổi sâu bọ nhờ tinh dầu thơm từ loài cây này.
Với người dân Phương Tây, cải trời có những tác dụng điều trị bệnh hen suyễn, mất ngủ, giảm đau, giảm căng thẳng, đau nữa đầu và có chất kích thích nhưng không mạnh như thuốc phiện.
Không chỉ là một loại rau dân dã, cải trời còn là thảo dược ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây cải trời là loài cây hoang dại mọc khắp nơi, đặc biệt là ở vùng Nam Bộ. Cải trời được dùng như một loại rau dân dã, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm của nhiều gia đình người Việt.
Món rau cải trời xào thịt bò.
Loại rau có hương vị hấp dẫn này có thể ăn sống, luộc, xào hoặc nấu canh. Nhưng ngày nay, rau cải trời còn được biến tấu để nấu với cá rô, xào với thịt bòm, cuộn với cá, ăn sống với thịt luộc và mắm tép...
Người nông dân sau một ngày mệt mỏi chuyện đồng án thường hay ăn món cá trê kết hợp với cải trời. Đây được xem là một món ăn, vị thuốc tốt cho những trường hợp cơ thể đang suy yếu, người vừa khỏi bệnh.
Ngoài ra, người dân địa phương còn biết sử dụng trong một số bài thuốc dân gian để trị mụn nhọt, lở ngứa, chảy máu cam, viêm phế quản...
Theo đông y Việt Nam, cây cải trời cũng có các đặc tính như đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng hiệu quả trong việc thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng vết thương.
Liều dùng hàng ngày từ 10-30g, dạng thuốc sắc đặc. Dùng riêng hoặc dùng phối hợp với bồ công anh, kim ngân hoa, lá sen, cành tầm duột, ngũ gia bì, cam thảo.
Cũng có thể đem nấu thành dạng cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày uống độ 2 thìa canh pha với nước; dùng ngoài để làm cao dán cũng rất tốt.
* Tổng hợp