Phiên tòa cuối cùng sẽ diễn ra vào ngày 18/12 tới đây, người này có nguy cơ đối mặt với mức án 10 năm tù giam kèm theo mức tiền phạt 250 ngàn USD, bồi thường 2 tỷ USD.
Theo trang tin Đông Phương ngày 2/9, Viện Kiểm sát Liên bang Mỹ cho biết, Tiến sỹ Tiết Du (Yu Xue) năm nay 48 tuổi, công dân Mỹ là chuyên gia sinh hóa về protein - người đã làm công việc nghiên cứu suốt 10 năm trong chi nhánh hãng dược phẩm nổi tiếng thế giới của Canada Glaxo Smith Kline – GSK, đặt tại ngoại ô thành phố Philadelphia.
Tiết Du đã nhận tội lấy cắp bí mật công nghệ về bào chế thuốc chống ung thư của GSK rồi chuyển về cho Công ty dược Renopharma ở Nam Kinh, Trung Quốc.
Quan chức viện công tố cho biết, âm mưu này liên quan đến việc bị cáo thành lập công ty ở Trung Quốc và chuyển các thuốc được sản xuất đưa ra thị trường tiêu thụ nên Tiết Du có thể phải nhận mức án 10 năm tù cùng mức tiền phạt 250 ngàn USD.
Theo hãng tin AP, tại tòa, Tiết Du đã khai nhận tội, nhưng lại biện bạch, bà ta không biết việc gửi e-mail chứa tài liệu cơ mật qua hộp thư cá nhân cho người khác lại bị coi là vi phạm bí mật thương mại. Những tài liệu này gồm một phần kết quả nghiên cứu mà bà ta đã xin cấp bản quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, quan tòa Joel Slomsky đã nói, phía công tố không cần phải chứng minh việc Tiết Du biết đây là bí mật thương mại vì bà ta biết rõ mình đang chia sẻ tài liệu cơ mật.
Bên viện kiểm sát nói, Tiết Du là một trong những chuyên gia sinh hóa tầm cỡ thế giới về protein, bà ta làm việc đã 10 năm trong GSK và trở thành một giám đốc cao cấp. Tiết Du đã tải xuống các thông tin cơ mật của GSK rồi gửi chúng cho những kẻ đồng mưu và những người khác, những thông tin này bao gồm việc nghiên cứu loại thuốc chữa ung thư cụ thể.
Tiết Du đã hợp tác với 4 người khác, trong đó có 2 người hiện đang ở Trung Quốc . Cả 5 người này đều đã bị viện kiểm sát Mỹ cáo buộc phạm tội, Tiết Du đã bị công ty sa thải sau khi bị phát hiện vụ việc đầu năm 2016.
Tiết Du có nguy cơ phải đối mặt mức án10 năm tù, nộp phạt 250 ngàn USD và còn có thể bị yêu cầu bồi thường những cơ mật thương mại của GSK lên tới 2 tỷ USD.
Tiết Du đã lấy cắp của GSK những bí mật thương mại và những cơ mật khác trị giá từ mấy chục triệu tới hàng tỷ USD và bán chúng ở Trung Quốc. 3 người khác cùng bị cáo buộc với Tiết Du là: Tập Lộ Tây (Lucy Xi), Láy Đào (Tao Li), Mai Yến (Yan Mei) và Tiết Thiên (Tian Xue) – một người chị em sinh đôi của Tiết Du.
Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ thì Tiết Du cùng Lý Đào, Mai Yến đã thành lập tại Nam Kinh Công ty dược Renopharma để nghiên cứu, khai thác tiêu thụ thuốc chống ung thư. Công ty này đã nhận được sự tài trợ về tài chính của chính phủ Trung Quốc.
Công ty Renopharma được lập khi Tiết Du vẫn đang làm việc cho GSK với công việc là nghiên cứu sản xuất sản phẩm dược từ sinh vật. Sản phẩm này thông thường phải sử dụng nguồn kinh phí nghiên cứu, phát triển hàng tỷ USD.
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ nói, Tiết Du bị cáo buộc đã lấy số lượng lớn văn kiện tài liệu của GSK, trong đó có một số cơ mật thương mại gửi cho Lý Đào và Mai Yến. Ngày 5/1/2016, FBI đã bắt giữ Lý Đào và phát hiện trong máy tính của ông ta các thông tin, văn kiện cơ mật của GSK. Những văn kiện này được Tiết Du gửi cho.
Những thông tin và cơ mật này có liên quan đến việc nghiên cứu phát triển hơn 10 loại sản phẩm, trong đó có loại protein tạo thành sản phẩm HER3 – là loại thuốc chữa ung thư và một số loại dược phẩm khác.
Theo kế hoạch, vào ngày 18/12/2018, Tiết Du sẽ bị đưa ra điều trần (evidentiary hearing) để xác định mức độ thiệt hại mà hành vi pham tội của bà ta gây nên cho GSK.
Nếu bị kết luận có tội, Tiết Du sẽ có thể bị ngồi tù 10 năm, nộp phạt 250 ngàn USD và còn có thể bị yêu cầu bồi thường những cơ mật thương mại của GSK lên tới 2 tỷ USD.
Văn bản khởi tố của viện kiểm sát cho thấy, những tội của nhóm này liên quan đến vụ án đã xảy ra trong thời gian từ ngày 1/1/2012 đến ngày 28/12/2015. "
Tiến sỹ Tiết đã lợi dụng chức vụ và vị trí của bà ta ở GSK để lấy cắp những cơ mật thương mại quý giá khiến một công ty được chính phủ Trung Quốc tài trợ hưởng lợi" – ông William M. McSwai, một quan chức Viện Kiểm sát liêng bang Mỹ nói với báo chí.
Ông nói thêm: "Chúng ta không cho phép công dân Mỹ hoặc công dân nước ngoài lấy cắp các thông tin thương mại nhạy cảm và chuyển giao chúng cho đối thủ cạnh tranh ở quốc gia khác. Loại chiến tranh kinh tế kiểu này gây nên mối nguy cơ cho an ninh kinh tế của chúng ta, nguy hại đến địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ; do đó không thể dung thứ".
"Bí mật thương mại là nền móng của sự sáng tạo Mỹ và cũng là động lực thúc đẩy kinh tế quốc gia" - Michael T. Harpster, người chủ quản cơ quan FBI của Philadelphia nói – "Khi một công ty bỏ ra hàng tỷ USD để nghiên cứu phát triển một sản phẩm và quy trình sản xuất nó, thì việc ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa rõ rệt đối với công ty.
Khi bí mật thương mại bị ăn cắp mang lại lợi ích cho đối thủ cạnh tranh nước ngoài, thì nó đã là mối đe dọa cho quốc gia chúng ta. FBI sẽ tiếp tục tích cực đánh phá những hành động ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và đưa những kẻ phạm tội ra trừng trị trước pháp luật".
Trong vụ án này, 5 bị cáo nêu trên bị cáo buộc tổng cộng 45 tội danh. Tuy nhiên hiện nay chưa kết luận có sự tham gia của chính quyền Trung Quốc vào vụ lấy cắp bí mật thương mại này hay không.