Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành "Cà Phê Triết Đạo".
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
Cà phê - Cảm hứng cho những nhạc phẩm bất hủ
Khi mới xuất hiện tại châu Âu vào thế kỷ 17, cà phê vấp phải nhiều sự nghi hoặc về công dụng đối với sức khỏe con người. Thế nhưng, với công năng tỉnh thức, kích thích sáng tạo, cà phê được giới tri thức thuộc nhiều lĩnh vực yêu thích và nhanh chóng phổ biến trong văn hóa xã hội châu Âu. Đặc biệt, trong âm nhạc, cà phê là năng lượng không thể thiếu của các nhà soạn nhạc, trở thành nguồn cảm hứng, chủ đề sáng tác của nhiều nhạc sỹ lừng danh.
Bản cantata "Schweigt stille, plaudert nicht" hay còn được biết đến với tên gọi Coffee Cantata (BWV 211), được sáng tác bởi nhà soạn nhạc vĩ đại Johann Sebastian Bach (1685 – 1750) là một trong những tác phẩm âm nhạc về cà phê độc đáo. Coffee Cantata được viết trong khoảng thời gian từ 1732 đến 1735, là một trong những tác phẩm hiếm hoi của Bach phản ánh đời sống thế tục. Tác phẩm vừa thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật, vừa có chiều sâu trí tuệ, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Coffee Cantata là câu chuyện về sự đấu tranh vì tình yêu cà phê của một cô gái. Với tình yêu mãnh liệt dành cho thức uống đặc biệt này, người con gái đã nỗ lực thuyết phục sự ngăn cấm của người cha và vị hôn phu để được thưởng thức cà phê. Những ca từ mỹ miều: "vị cà phê mới ngon làm sao, còn ngọt ngào hơn cả hàng ngàn nụ hôn, dịu êm hơn cả rượu nho đen!" của cô gái trong tác phẩm, phải chăng cũng chính là những lời tán dương của Bach. Kết thúc tác phẩm, người cha chấp thuận tình yêu cà phê của con gái, chấp nhận cuộc hôn nhân và cả ba nhân vật hát vang thông điệp "uống cà phê là lẽ tự nhiên". Đây là một cái kết bất ngờ trước những quan điểm tiêu cực về cà phê vốn phổ biến vào thời điểm đó.
Bằng âm nhạc tuyệt diệu, ca từ dí dỏm, tác phẩm Coffee Cantata không chỉ mang lại niềm vui cho khán giả, mà còn đem đến một góc nhìn đặc sắc, phản ánh sự yêu thích cà phê trong xã hội Leipzig bấy giờ, và đả kích niềm tin uống cà phê là một thói quen xấu cần phải loại bỏ. Coffee Cantata cũng minh chứng cho việc âm nhạc nói riêng, nghệ thuật nói chung là tiếng nói mạnh mẽ góp phần xây dựng những chuẩn mực xã hội mới hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.
Thế kỷ 20, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cà phê và công nghệ pha chế, thưởng lãm cà phê được sáng tạo liên tục, thúc đẩy văn hóa thưởng lãm cà phê ngày càng phát triển và phổ biến trên toàn cầu. Cà phê có mặt ở khắp mọi nơi từ nhà bếp gia đình đến văn phòng làm việc. Đặc biệt, công năng khai mở tư duy, biểu dương cho lối sống năng động, sáng tạo và dấn thân không ngừng được tôn vinh và phát huy, cà phê là biểu tượng văn hóa, thúc đẩy những khát khao hướng đến hệ giá trị mới, lối sống mới tốt đẹp hơn.
Cũng trong tiến trình đó, với tinh thần tự do mới, không ngừng thử nghiệm các phong cách, loại hình âm nhạc mới, thách thức các quy chuẩn đã có, các nghệ sĩ thế kỷ 20 tiếp tục dành tình yêu cho cà phê. Cà phê cũng là đề tài sáng tác của nhiều thể loại âm nhạc truyền cảm hứng và lan tỏa những ước vọng cá nhân, hướng đến cuộc sống tươi vui, hạnh phúc.
Francis Albert Sinatra (1915 – 1998), một nghệ sĩ có lượng đĩa bán chạy nhất thế giới, đã phát hành ca khúc "The Coffee Song" (1946), một trong các tác phẩm quan trọng nhất của âm nhạc đại chúng Mỹ. Với âm nhạc sôi động và lời hát mượt mà, The Coffee Song đã mô tả sống động sự "thống trị" của cà phê tại Brazil, đến mức không thể tìm được thức uống khác tại quốc gia này.
Một trong số các nghệ sĩ Mỹ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, Johnny Cash (1932 – 2003) cũng phát hành ca khúc đồng quê kinh điển "A Cup of Coffee". Bài hát là câu chuyện về cuộc gặp gỡ của người đàn ông với bạn bè trong thời gian nghỉ giữa giờ làm việc. Anh yêu cầu 1 tách cà phê và cùng tán gẫu, chia sẻ về công việc, cuộc sống cá nhân... Với nghệ thuật kể chuyện tài ba thông qua lời bài hát, A Cup of Coffee cho thấy sự phổ biến và giá trị của văn hóa "coffee break" trong đời sống xã hội phương Tây.
Ngoài ra, có thể kể đến một số ca khúc khác về cà phê như "One More Cup of Coffee" (1976) của Bob Dylan, thuộc thể lọai folk rock; "Coffee Blues" (1996) của Mississippi John Hurt, và "Black Coffee" (1948) của Peggy Lee, cùng thuộc thể loại nhạc blues... "Black Coffee" còn được sử dụng làm nhạc nền cho bộ phim Let No Man Write My Epitaph năm 1960 của hãng phim Columbia Pictures.
Âm nhạc cà phê – Nâng tầm giá trị văn hóa cà phê Việt Nam
Theo những chuyến hành hương, viễn du thám hiểm, những con đường thương mại quốc tế thời trung cổ, cà phê đến vùng đất phương Đông, và mang lại những biến cải nhất định trong nhiều lĩnh vực, trong đó có âm nhạc. Tại Việt Nam, quê hương của hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, cà phê là thức uống yêu thích giới nghệ sỹ, và là nguồn cảm hứng sáng tác tạo nên nhiều tác phẩm âm nhạc sâu lắng, được yêu thích hàng thập kỷ.
Không chỉ xuất hiện trong sáng tác của các nghệ sĩ gạo cội, chủ đề cà phê, hàng quán cà phê còn được nhiều nghệ sĩ trẻ ưa chuộng và sáng tạo với nhiều câu chuyện, đa dạng màu sắc, cảm xúc. Các nhạc khúc tiêu biểu như: Ly cà phê Ban Mê – Nguyễn Cường, Hà Nội Cafe Ơi – Đình Văn, Cafe một mình – Phương Thảo, Ngọc Lễ trình bày, hay Sài Gòn Cà Phê Sữa Đá – Hà Okio, Cà phê – Khắc Hưng, Café Đắng Và Mưa – Nguyễn Văn Chung, Nỗi Buồn Rơi Dưới Gót Giày – Hakoota, Em ơi – Vũ Cát Tường…
Với tình yêu cà phê, xem cà phê là năng lượng đặc biệt cho sự tỉnh thức và sáng tạo, tập đoàn cà phê số 1 Trung Nguyên Legend đã không ngừng nghiên cứu lịch sử cà phê nhân loại, nỗ lực nâng tầm giá trị cà phê lên tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo. Trung Nguyên Legend đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam như, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, ca sĩ Hà Anh Tuấn… sáng tạo những sản phẩm âm nhạc đặc biệt nhằm vinh thăng giá trị tỉnh thức của cà phê, nâng tầm văn hóa cà phê Việt Nam, đồng thời, truyền năng lượng tích cực, thúc đẩy tư duy sáng tạo, góp phần hình thành nên lối sống tỉnh thức.
Hơn 1 thập kỷ trước, Trung Nguyên Legend cho ra đời dự án âm nhạc "Trung Nguyên Lounge Music", tạo ra một dòng nhạc chuyên biệt trong nỗ lực nghệ thuật hóa cà phê và hướng tới phục vụ một lối sống mới. Đồng hành với "Trung Nguyên Lounge Music", nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã đầu tư nghiên cứu, sáng tạo nên các tác phẩm, dự án âm nhạc độc đáo, nâng cao những giá trị của âm nhạc trong đời sống. Bộ đôi CD "Rừng xưa đã khép", "Hòa âm của đại ngàn" ra mắt năm 2014, gồm các tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những bản nhạc hòa tấu mang âm điệu Tây Nguyên, đem lại những cảm xúc hài hòa, tràn đầy năng lượng tích cực. Đĩa than "Thanh âm tỉnh thức" ra mắt năm 2022, giúp người nghe nhận thức thực tại, tìm về bản thể và tập trung vào sự cân bằng, hài hòa Thân – Tâm – Trí. Sắp tới, Album Thiền Cà Phê sẽ được ra mắt theo thể loại nhạc Thời đại mới (New Age), kết hợp giữa chất liệu âm nhạc mang bản sắc Việt Nam pha trộn chất liệu âm nhạc Trung Đông, đem lại năng lượng chữa lành và hạnh phúc.
Bên cạnh dự án "Trung Nguyên Lounge Music", Trung Nguyên Legend cũng truyền cảm hứng cho nghệ sĩ xây dựng các dự án âm nhạc lan tỏa khát vọng dám thay đổi, dám dấn thân và tạo giá trị cho cộng đồng. Năm 2008, nhạc sĩ Nguyễn Cường ra mắt hợp xướng giao hưởng "Đại bàng và giọt đắng", bản hợp xướng cà phê đầu tiên của Việt Nam. Tuy không xuất hiện bất kỳ từ "cà phê" nào, nhưng tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất quê hương cà phê Buôn Ma Thuột, thấm đẫm giá trị tinh thần sáng tạo và khát vọng lớn đặc trưng của cà phê. Ca khúc "Hướng Dương" của rapper Wowy (2021) với ca từ mạnh mẽ, đã thúc đẩy giới trẻ sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn: "Cùng Dấn thân - Khát vọng - Đổi đời mình". Hay "RAP Cà phê Trung Nguyên" của cộng đồng Underground, mang giai điệu vui tươi, tràn đầy năng lượng hào hứng, tích cực cho những khởi đầu mới. Đặc biệt, ca khúc Passiona do nhạc sỹ Võ Thiện Thanh và ca sỹ Hà Anh Tuấn thực hiện, được lấy cảm hứng từ tuyệt phẩm cà phê chuyên biệt dành riêng cho phái đẹp của Trung Nguyên Legend, mang âm điệu sâu lắng, nồng nàn và quyến rũ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ giàu đam mê và khát vọng.
Nhạc sĩ Dương Thụ, một "cây đại thụ" trong nền âm nhạc đương đại Việt Nam, đã đồng hành với Trung Nguyên Lengend xây dựng Salon văn hóa Cà Phê Thứ Bảy, nơi tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa – nghệ thuật, phụng sự cộng đồng. Trong hơn 13 năm qua, với nhiều hoạt động giao lưu sáng tạo nghệ thuật, Cà Phê Thứ Bảy đã trở thành điểm gặp gỡ, nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho nhiều tài năng nghệ sĩ. Năm 2019, Cà Phê Thứ Bảy đã được British Council đánh giá là không gian văn hóa sáng tạo. Gần đây nhất, tháng 4/2024, không gian Trung Nguyên Legend là nơi ra mắt album "Dương Thụ - 80 năm, một giấc mơ". Sau hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, đây là album đầu tiên mang chính tên nhạc sĩ Dương Thụ, gồm 16 ca khúc quen thuộc với công chúng yêu nhạc.
Đặc biệt, năm 2022, Trung Nguyên Legend cùng các nghệ sỹ giới thiệu vở vũ kịch mang tên "Chuyện kể 3 nền văn minh cà phê" – Khởi đầu cà phê Đạo. Kể từ bản Coffee Cantata của Johann Sebastian Bach, đây là chương trình nghệ thuật về cà phê đầu tiên được ra mắt. Vở vũ kịch mang đến hành trình trải nghiệm ba nền văn minh cà phê thế giới Ottoman – Roman – Thiền, để người xem nhận thấy rõ giá trị xuyên suốt của cà phê trong đời sống nhân loại hàng thế kỷ. Từ văn minh cà phê Ottoman tôn vinh cà phê là thức uống của tâm linh, đến văn minh cà phê Roman xem cà phê là năng lượng khai sáng tâm thức, cuối cùng hội tụ lại văn minh cà phê Thiền, với giọt cà phê tỉnh thức mang trong mình triết lý khoảng lùi, cà phê được ví như nguồn ánh sáng dẫn lối con người nhìn lại bản thể chính mình, tìm về sự tỉnh thức.
Các sản phẩm, dự án âm nhạc cà phê được sáng tạo từ nguồn cảm hứng cà phê trong suốt nhiều thế kỷ qua cho thấy sự cộng hưởng nguồn năng lượng tỉnh thức, sáng tạo của cà phê và những giá trị của âm nhạc luôn thúc đẩy và lan tỏa những khát khao hạnh phúc, đóng góp vào đời sống văn hóa, văn minh nhân loại.
Thân mời bạn đọc đón xem loạt video Cà Phê Triết Đạo đã được đăng tải trên kênh https://bit.ly/caphetrietdao
Đón đọc kỳ sau: Frédéric Chopin và tiến trình sáng tạo âm nhạc vượt thời đại