Trên thực tế, khoảng 2/3 dân số thế giới đều trải qua cảm giác rùng mình khi nghe một bản nhạc nào đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự đi tìm hiểu vì sao lại vậy, những người đó không bao gồm giáo sư Amani El-Alayli (Đại học Đông Washington, Mỹ).
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vị giáo sư tiến sĩ này cảm thấy khó hiểu việc tại sao cùng một bản nhạc mà người này lại nghe đến nổi cả da gà mà người khác thì không có cảm giác như vậy, thế là ông quyết định tiến hành nghiên cứu cái vấn đề này.
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu một chút về hiện tượng nổi da gà (hay còn gọi là sởn gai ốc, nổi gai ốc)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Theo đó, khi những bắp cơ nhỏ ở chân lông co lại, lông dựng đứng lên, chúng ta sẽ gọi phản xạ đó là nổi da gà.
Được biết, hiện tượng này được tính như một trong số những phản xạ vô thức của con người cũng như động vật.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi da gà, tuy nhiên, trong đó rõ ràng nhất là việc thay đổi nhiệt độ (ví dụ như cảm thấy lạnh lẽo bất chợt) hay thay đổi cảm xúc (quá giận dữ, sợ hãi, cảm động...).
Giờ thì đến việc âm nhạc và hiện tượng nổi da gà thì có liên quan gì đến nhau?
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Như các bạn đã biết, không phải lúc nào chúng ta nghe nhạc cũng bị nổi da gà, mà chỉ ở một số thời điểm nhất định.
Và thường trong suy nghĩ của mọi người, việc nghe nhạc mà nổi da gà, chúng ta cho rằng vì người đó hát quá hay hoặc bản nhạc đặc biệt đến nổi nghe mà chỉ thấy rùng mình.
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, nguyên nhân là do người đó đang đắm chìm trong không gian âm nhạc, cảm xúc lúc này tập trung hoàn toàn ở giai điệu, và nếu có sự thay đổi bất chợt về âm lượng sẽ dẫn đến cảm giác rùng mình.
Cũng từ đó, họ suy ra rằng việc cùng một bản nhạc mà người này nghe đến rùng mình, người kia lại không là do tính cách và sở thích về âm nhạc của họ khác nhau, dẫn đến mức độ đắm chìm trong cảm xúc khi nghe nhạc cũng khác nhau.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Để kiểm tra giả thuyết này, các chuyên gia trong đội nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Amani đã thực hiện một thí nghiệm.
Các ứng viên tham gia thí nghiệm sẽ nghe lần lượt 5 bản nhạc bất hủ từ Chopin, Bach... đến Air Supply, trong khi đó những chuyên gia sẽ theo dõi phản ứng cơ thể trên da họ. Song song đó, các ứng viên lại thực hiện thêm bài kiểm tra tính cách.
Cuối cùng, chuyên gia của đội nghiên cứu sẽ so sánh các số liệu của ứng viên và cho ra lí do vì sao một số người sẽ dễ rùng mình hơn người khác.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người thường xuyên cảm thấy rùng mình khi nghe nhạc sẽ đạt điểm cao hơn số còn lại trong bài kiểm tra tính cách.
Cụ thể, những người này có trí tưởng tượng phong phú cộng với tâm hồn nhạy cảm, yêu nghệ thuật hơn so với số còn lại (nôm na số người này được đánh giá là sống bởi sự điều khiển của trái tim nhiều hơn), cũng vì vậy mà họ thường đắm chìm trong giai điệu hơn nên khả năng rùng mình khi nghe nhạc cũng lớn hơn.
Những người còn lại không hẳn là trí tưởng tượng không phong phú bằng, nhưng vì dù thế nào họ cũng lí trí hơn, không để tình cảm chi phối quá nhiều nên khó có thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ thứ gì, nhất là âm nhạc.
Vậy bạn thuộc loại người nào? Tình cảm hay lí trí?