Nói đến Trung Quốc, người ta đã không còn lạ với những mặt hàng nhái, hàng kém chất lượng đầy rẫy trên thị trường.
Tuy nhiên trong những năm gây đây, xu hướng "nhái" các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới càng trở thành lựa chọn ưa thích của đất nước tỷ dân.
Cách đây 2 năm, Trung Quốc từng gây tranh cãi khi dựng 1 mô hình tượng nhân sư Giza có kích cỡ tương đương với bản gốc bất ngờ tại tỉnh Hà Bắc nước này, khiến cộng đồng thế giới vô cùng bức xúc.
Phía Ai Cập sau đó đã yêu cầu phía Trung Quốc phải dỡ bỏ mô hình tượng nhân sư trái phép này. Tuy nhiên mới đây, theo tờ SCMP, bức tượng này đã xuất hiện trở lại.
Theo SCMP, vào năm 2014 sau khi bức tượng nhân sư "nhái" được công bố tại khu công nghiệp văn hóa thuộc thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Bức tượng này cao 20 mét, dài 60 mét, được cho là giống hệt với tượng nhân sư Giza thuộc quần thể kim tự tháp Ai Cập và đã được công nhận là di sản văn hóa Thế giới.
Khi đó, các quan chức phía Ai Cập đã kịp thời đệ đơn khiếu nại lên Unesco để phá hủy mô hình này với lý do Trung Quốc đã sao chép trắng trợn địa danh nổi tiếng của Ai Cập mà không được cho phép.
Sau đó, người quản lý của bức tượng nhân sư "giả" đã lên tiếng giải thích, mô hình này được dựng lên để sử dụng cho 1 bộ phim và sẽ được phá hủy sau khi bộ phim được quay xong.
Vậy nhưng, cho đến năm 2016, việc tháo dỡ chỉ dựng lại ở mức phần đầu của con nhân sư được tách ra khỏi cơ thể.
Tháng trước, một đoàn du khách đã bắt gặp nhóm công nhân lắp ráp lại phần đầu vào cơ thể trở lại như cũ và sử dụng công khai để đón tiếp khách du lịch.
Sau khi tin tức này xuất hiện tại Ai Cập, các quan chức nước này đã đệ đơn lên Unesco 1 lần nữa cũng như có kế hoạch liên lạc với Bộ ngoại giáo Trung Quốc để yêu cầu phá hủy bức tượng vĩnh viễn.
Trên thực tế đây không phải mô hình nhân sự duy nhất tại Trung Quốc. Nước này đã xây dựng 1 công viên giải trí tích hợp các công trình kiến trục trên thế giới, trong đó có 1 mô hình tượng nhân sự khác đứng bên cạnh Iron man khổng lồ.